Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) dự kiến khai mạc ngày 8/12 ở Brussels, Bỉ, Đức bày tỏ ít lạc quan về khả năng hội nghị có thể cứu được đồng euro, trong khi Pháp cảnh báo nguy cơ "bùng nổ" ở khu vực đồng euro (Eurozone) ngày càng hiện hữu.
Với mục đích tìm biện pháp tăng cường kỷ luật tài chính, củng cố sự liên kết về kinh tế trong EU, hội nghị lần này được đánh giá có ý nghĩa quyết định đối với các nỗ lực nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công lan rộng ra toàn Khu vực đồng euro và khôi phục sức mạnh của đồng tiền này. Tuy nhiên, các quan chức Đức dự đoán hội nghị khó đạt được sự đồng thuận.
Phát biểu tại cuộc họp của đảng UMP cầm quyền ở Pháp, Tổng thống nước này Nikolas Sarkozy cho rằng châu Âu chưa thoát khỏi khỏi khủng hoảng và cuộc khủng hoảng này sẽ bùng nổ trong toàn Khu vực đồng euro nếu những đề xuất mà Thủ tướng Đức Angela Merkel đưa ra không được thực hiện.
Trước đó, ngày 5/12 vừa qua, ông Sarkozy và bà Merkel đã công bố các kế hoạch cải cách toàn diện đối với Khu vực đồng euro, kêu gọi sửa đổi Hiệp ước Lisbon nhằm hoàn thiện khu vực đồng tiền chung hiện được cho là còn nhiều khiếm khuyết sau gần 10 năm ra đời.
Trong thư gửi Chủ tịch Hội đồng EU Herman Van Rompuy, hai nhà lãnh đạo đề nghị tăng cường việc quản trị Khu vực đồng euro nhằm đảm bảo kỷ luật ngân sách, thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực.
Thủ tướng Áo Werner Faymann ngày 7/12 cũng cho rằng hội nghị thượng đỉnh EU sẽ không đáp ứng được mục tiêu dựng "bức tường lửa" bảo vệ Khu vực đồng euro trong vòng 3-5 năm tới.
Tại Anh, Thủ tướng David Cameron tuyên bố nếu Anh được đề nghị ủng hộ sửa đổi Hiệp ước EU hiện hành để thổi luồng sinh khí mới vào Khu vực đồng euro thì London sẽ đòi được "trả giá cao." Ông Cameron tái khẳng định rằng London sẵn sàng phủ quyết bất kỳ sự thay đổi nào trong hiệp ước nếu họ không nhận được "những đảm bảo" từ các đối tác châu Âu.
Ngày 7/12, cơ quan xếp hạng tín dụng Standard and Poor's (S&P) đã đặt EU và một số ngân hàng lớn trong Khu vực đồng euro vào danh sách theo dõi để hạ mức xếp hạng tín nhiệm tín dụng. S&P cảnh báo việc hạ mức tín nhiệm có thể được thực hiện trong vòng 90 ngày tới nếu lãnh đạo EU không tìm ra giải pháp triệt để cho cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực.
Trước tình hình trên, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã hối thúc EU hành động mạnh mẽ để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công, đồng thời khẳng định thành công của EU trong các nỗ lực này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Trong cuộc điện đàm cùng ngày, Tổng thống Mỹ Barak Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ để tìm giải pháp lâu dài và đáng tin cậy cho cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Washington lo ngại nếu EU không hành động kiên quyết và nhanh chóng, cuộc khủng hoảng nợ công sẽ tác động mạnh tới đà phục hồi kinh tế vốn mong manh ở Mỹ./.
Với mục đích tìm biện pháp tăng cường kỷ luật tài chính, củng cố sự liên kết về kinh tế trong EU, hội nghị lần này được đánh giá có ý nghĩa quyết định đối với các nỗ lực nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công lan rộng ra toàn Khu vực đồng euro và khôi phục sức mạnh của đồng tiền này. Tuy nhiên, các quan chức Đức dự đoán hội nghị khó đạt được sự đồng thuận.
Phát biểu tại cuộc họp của đảng UMP cầm quyền ở Pháp, Tổng thống nước này Nikolas Sarkozy cho rằng châu Âu chưa thoát khỏi khỏi khủng hoảng và cuộc khủng hoảng này sẽ bùng nổ trong toàn Khu vực đồng euro nếu những đề xuất mà Thủ tướng Đức Angela Merkel đưa ra không được thực hiện.
Trước đó, ngày 5/12 vừa qua, ông Sarkozy và bà Merkel đã công bố các kế hoạch cải cách toàn diện đối với Khu vực đồng euro, kêu gọi sửa đổi Hiệp ước Lisbon nhằm hoàn thiện khu vực đồng tiền chung hiện được cho là còn nhiều khiếm khuyết sau gần 10 năm ra đời.
Trong thư gửi Chủ tịch Hội đồng EU Herman Van Rompuy, hai nhà lãnh đạo đề nghị tăng cường việc quản trị Khu vực đồng euro nhằm đảm bảo kỷ luật ngân sách, thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực.
Thủ tướng Áo Werner Faymann ngày 7/12 cũng cho rằng hội nghị thượng đỉnh EU sẽ không đáp ứng được mục tiêu dựng "bức tường lửa" bảo vệ Khu vực đồng euro trong vòng 3-5 năm tới.
Tại Anh, Thủ tướng David Cameron tuyên bố nếu Anh được đề nghị ủng hộ sửa đổi Hiệp ước EU hiện hành để thổi luồng sinh khí mới vào Khu vực đồng euro thì London sẽ đòi được "trả giá cao." Ông Cameron tái khẳng định rằng London sẵn sàng phủ quyết bất kỳ sự thay đổi nào trong hiệp ước nếu họ không nhận được "những đảm bảo" từ các đối tác châu Âu.
Ngày 7/12, cơ quan xếp hạng tín dụng Standard and Poor's (S&P) đã đặt EU và một số ngân hàng lớn trong Khu vực đồng euro vào danh sách theo dõi để hạ mức xếp hạng tín nhiệm tín dụng. S&P cảnh báo việc hạ mức tín nhiệm có thể được thực hiện trong vòng 90 ngày tới nếu lãnh đạo EU không tìm ra giải pháp triệt để cho cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực.
Trước tình hình trên, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã hối thúc EU hành động mạnh mẽ để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công, đồng thời khẳng định thành công của EU trong các nỗ lực này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Trong cuộc điện đàm cùng ngày, Tổng thống Mỹ Barak Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ để tìm giải pháp lâu dài và đáng tin cậy cho cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Washington lo ngại nếu EU không hành động kiên quyết và nhanh chóng, cuộc khủng hoảng nợ công sẽ tác động mạnh tới đà phục hồi kinh tế vốn mong manh ở Mỹ./.
(TTXVN/Vietnam+)