Cùng với thời gian, đờn ca tài tử ở Vĩnh Long phát triển mạnh, gắn với nhiều hoạt động ở cả vùng quê và đô thị.
Hiện nay, toàn tỉnh có 1.278 nghệ sỹ, nghệ nhân và thành viên tham gia sinh hoạt ở 148 Câu lạc bộ Đờn ca tài tử của các huyện, thành phố trong tỉnh. Họ chính là những người đã và đang miệt mài “giữ lửa” cho Đờn ca tài tử Nam bộ tỏa sáng, nhất là ở những xã, ấp vùng sâu, vùng xa.
Nghệ nhân Võ Viết Hưng (mọi người thường gọi là nghệ nhân Hai Quýt), 66 tuổi, ở ấp Kinh, xã vùng sâu Trung Ngãi huyện Vũng Liêm. Ông là người có niềm say mê nhạc tài tử, là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đờn ca tài tử của huyện Vũng Liêm, biết sử dụng nhiều loại nhạc cụ trong dàn nhạc tài tử; đồng thời, ông cũng biết ca và sáng tác.
Ông luôn hết mình trong việc truyền, dạy các ngón đờn, giọng điệu ca cho cộng đồng. Hàng năm, ông đều tham dự giảng dạy hoặc mở từ một đến hai lớp dạy cơ bản, dạy nâng cao về đờn ca tài tử cho các xã, các ấp trong huyện và các lớp của tỉnh.
Nếu không có người dẫn đường, chúng tôi không nghĩ là ở một ấp vùng sâu, vùng xa của xã Trung Ngãi, huyện Vũng Liêm của tỉnh Vĩnh Long lại có một lớp dạy các kiến thức cơ bản về đờn ca tài tử ở do nghệ nhân Hai Quýt giảng dạy đông và nghiêm túc như thế này. Tất cả 26 học viên đều tự nguyện đăng ký, tự giác đi học. Họ là những nông dân chân lấm tay bùn, là những cháu học trò hay những nam nữ thanh niên đến từ các ấp ở xã Trung Ngãi và các xã lân cận như Trung Nghĩa, Trung Thành Đông, Tân An Luông (huyện Vũng Liêm).
Các học trò của ông đủ các lứa tuổi, thường được học trong 10 tuần, mỗi tuần ba buổi. Qua lớp học, ông chọn những học viên trẻ tuổi, có nhiều triển vọng để tiếp tục đào tạo nâng cao, bài bản hơn. Tại lớp học căn bản này, học viên nhỏ nhất của lớp là bé Võ Viết Nam, 10 tuổi, cháu nội của nghệ nhân Hai Quýt. Bé Nam nói: “Con thường theo ông nội đi ca, đi dạy ca, con rất thích và xin ông cho theo học. Nay con đã học và ca đúng được 7/20 bài tổ.”
Còn người học viên cao tuổi nhất của lớp học này là cụ ông Nguyễn Văn Tân, 84 tuổi ở ấp 8 xã Trung Ngãi. Cụ rất đam mê ca nhạc tài tử nên dù tuổi cao nhưng mỗi khi nghe ở đâu có tổ chức ca nhạc tài tử là cụ đều tìm đến. Ở lớp học này, mỗi buổi học, cụ đã đi bộ 2km đến nhà anh Huỳnh Văn Ril để tham dự mà không cảm thấy mệt.
Đờn ca tài tử đã gắn bó với người dân Nam Bộ từ rất lâu đời. Nhiều người yêu thích, nhưng chỉ biết ca hát cho vui, cho thỏa nỗi đam mê chứ chưa có kiến thức bài bản. Vợ chồng ông Hà Quốc Việt và bà Nguyễn Thị Huệ ở xã Trung Ngãi là những người như thế. Cả hai ông bà đều ở độ tuổi “xưa nay hiếm” nhưng vẫn đều đặn có mặt trong các buổi học. Ông bà đi học rất chăm chỉ, chú ý lắng nghe thầy đờn và ca mẫu để tập luyện giọng ca sao cho chính xác, đúng nhịp. Ông, bà luôn xung phong lên ca thực hành mỗi khi thầy hướng dẫn xong lý thuyết.
Lại có một gia đình gồm cả bố (Trương Văn Liên) mẹ (Lê Thị Nhị), con trai (Trương Mỹ Diên) và con dâu (Nguyễn Thị Cẩm Tiên) đều say mê đờn ca tài tử, rất chăm chỉ theo học với thầy Hai Quýt để ca cho đúng 20 bàn tổ, khi ca thì luyến, láy, ngân, ngắt, lên xuống giọng cho đúng nhịp.Vợ chồng chủ nhà là anh Huỳnh Văn Ril và chị Võ Thị Lil cũng là đôi vợ chồng rất mê nhạc tài tử. Từ chỗ yêu thích, anh chị sẵn sàng dành căn nhà phía trước cho việc mở lớp của thầy Hai Quýt.
Cũng tại nhà anh, hàng tuần, vào tối thứ bảy, 24 thành viên của Câu lạc bộ Đờn ca tài tử ấp 8 xã Trung Ngãi tề tựu về đây sinh hoạt, ca hát giải trí và thư giãn sau những ngày lao động vất vả trên ruộng đồng, vườn tược.
Một nghệ nhân nữa của huyện Vũng Liêm là ông Nguyễn Quốc Trạch, 52 tuổi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đờn ca tài tử của huyện Vũng Liêm cũng thường xuyên sát cánh cùng nghệ nhân Hai Quýt trong việc tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ, truyền nghề, giữ lửa, bảo tồn và phát huy đờn ca tài tử Nam Bộ; trong đó ông tập trung đào tạo cho cộng đồng và cho lớp người kế thừa về 20 bản tổ của Đờn ca tài tử Nam Bộ.
Theo ông Nguyễn Văn Khoai, Phó Phòng Nghiệp vụ Văn hóa thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long, cùng với các lão nhạc sỹ, ca sỹ, nghệ sỹ cải lương và đờn ca tài tử nổi tiếng trước đây, ngày nay, các nghệ nhân, nghệ sỹ và các Câu lạc bộ là các yếu tố quan trọng giúp duy trì và phát huy di sản ca nhạc tài tử Nam Bộ.
Các nghệ nhân, nghệ sỹ cùng với các Ban Chủ nhiệm quyết định đến chất lượng hoạt động của cả Câu lạc bộ đờn ca tài tử, đặc biệt, người Chủ nhiệm phải đam mê, có điều kiện về kinh tế và sẵn sàng trải lòng với hội viên, với hoạt động của Câu lạc bộ. Đây chính là những yếu tố không thể thiếu góp phần cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức Câu lạc bộ cũng như của loại hình Đơn ca tài tử Nam Bộ./.
Hiện nay, toàn tỉnh có 1.278 nghệ sỹ, nghệ nhân và thành viên tham gia sinh hoạt ở 148 Câu lạc bộ Đờn ca tài tử của các huyện, thành phố trong tỉnh. Họ chính là những người đã và đang miệt mài “giữ lửa” cho Đờn ca tài tử Nam bộ tỏa sáng, nhất là ở những xã, ấp vùng sâu, vùng xa.
Nghệ nhân Võ Viết Hưng (mọi người thường gọi là nghệ nhân Hai Quýt), 66 tuổi, ở ấp Kinh, xã vùng sâu Trung Ngãi huyện Vũng Liêm. Ông là người có niềm say mê nhạc tài tử, là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đờn ca tài tử của huyện Vũng Liêm, biết sử dụng nhiều loại nhạc cụ trong dàn nhạc tài tử; đồng thời, ông cũng biết ca và sáng tác.
Ông luôn hết mình trong việc truyền, dạy các ngón đờn, giọng điệu ca cho cộng đồng. Hàng năm, ông đều tham dự giảng dạy hoặc mở từ một đến hai lớp dạy cơ bản, dạy nâng cao về đờn ca tài tử cho các xã, các ấp trong huyện và các lớp của tỉnh.
Nếu không có người dẫn đường, chúng tôi không nghĩ là ở một ấp vùng sâu, vùng xa của xã Trung Ngãi, huyện Vũng Liêm của tỉnh Vĩnh Long lại có một lớp dạy các kiến thức cơ bản về đờn ca tài tử ở do nghệ nhân Hai Quýt giảng dạy đông và nghiêm túc như thế này. Tất cả 26 học viên đều tự nguyện đăng ký, tự giác đi học. Họ là những nông dân chân lấm tay bùn, là những cháu học trò hay những nam nữ thanh niên đến từ các ấp ở xã Trung Ngãi và các xã lân cận như Trung Nghĩa, Trung Thành Đông, Tân An Luông (huyện Vũng Liêm).
Các học trò của ông đủ các lứa tuổi, thường được học trong 10 tuần, mỗi tuần ba buổi. Qua lớp học, ông chọn những học viên trẻ tuổi, có nhiều triển vọng để tiếp tục đào tạo nâng cao, bài bản hơn. Tại lớp học căn bản này, học viên nhỏ nhất của lớp là bé Võ Viết Nam, 10 tuổi, cháu nội của nghệ nhân Hai Quýt. Bé Nam nói: “Con thường theo ông nội đi ca, đi dạy ca, con rất thích và xin ông cho theo học. Nay con đã học và ca đúng được 7/20 bài tổ.”
Còn người học viên cao tuổi nhất của lớp học này là cụ ông Nguyễn Văn Tân, 84 tuổi ở ấp 8 xã Trung Ngãi. Cụ rất đam mê ca nhạc tài tử nên dù tuổi cao nhưng mỗi khi nghe ở đâu có tổ chức ca nhạc tài tử là cụ đều tìm đến. Ở lớp học này, mỗi buổi học, cụ đã đi bộ 2km đến nhà anh Huỳnh Văn Ril để tham dự mà không cảm thấy mệt.
Đờn ca tài tử đã gắn bó với người dân Nam Bộ từ rất lâu đời. Nhiều người yêu thích, nhưng chỉ biết ca hát cho vui, cho thỏa nỗi đam mê chứ chưa có kiến thức bài bản. Vợ chồng ông Hà Quốc Việt và bà Nguyễn Thị Huệ ở xã Trung Ngãi là những người như thế. Cả hai ông bà đều ở độ tuổi “xưa nay hiếm” nhưng vẫn đều đặn có mặt trong các buổi học. Ông bà đi học rất chăm chỉ, chú ý lắng nghe thầy đờn và ca mẫu để tập luyện giọng ca sao cho chính xác, đúng nhịp. Ông, bà luôn xung phong lên ca thực hành mỗi khi thầy hướng dẫn xong lý thuyết.
Lại có một gia đình gồm cả bố (Trương Văn Liên) mẹ (Lê Thị Nhị), con trai (Trương Mỹ Diên) và con dâu (Nguyễn Thị Cẩm Tiên) đều say mê đờn ca tài tử, rất chăm chỉ theo học với thầy Hai Quýt để ca cho đúng 20 bàn tổ, khi ca thì luyến, láy, ngân, ngắt, lên xuống giọng cho đúng nhịp.Vợ chồng chủ nhà là anh Huỳnh Văn Ril và chị Võ Thị Lil cũng là đôi vợ chồng rất mê nhạc tài tử. Từ chỗ yêu thích, anh chị sẵn sàng dành căn nhà phía trước cho việc mở lớp của thầy Hai Quýt.
Cũng tại nhà anh, hàng tuần, vào tối thứ bảy, 24 thành viên của Câu lạc bộ Đờn ca tài tử ấp 8 xã Trung Ngãi tề tựu về đây sinh hoạt, ca hát giải trí và thư giãn sau những ngày lao động vất vả trên ruộng đồng, vườn tược.
Một nghệ nhân nữa của huyện Vũng Liêm là ông Nguyễn Quốc Trạch, 52 tuổi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đờn ca tài tử của huyện Vũng Liêm cũng thường xuyên sát cánh cùng nghệ nhân Hai Quýt trong việc tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ, truyền nghề, giữ lửa, bảo tồn và phát huy đờn ca tài tử Nam Bộ; trong đó ông tập trung đào tạo cho cộng đồng và cho lớp người kế thừa về 20 bản tổ của Đờn ca tài tử Nam Bộ.
Theo ông Nguyễn Văn Khoai, Phó Phòng Nghiệp vụ Văn hóa thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long, cùng với các lão nhạc sỹ, ca sỹ, nghệ sỹ cải lương và đờn ca tài tử nổi tiếng trước đây, ngày nay, các nghệ nhân, nghệ sỹ và các Câu lạc bộ là các yếu tố quan trọng giúp duy trì và phát huy di sản ca nhạc tài tử Nam Bộ.
Các nghệ nhân, nghệ sỹ cùng với các Ban Chủ nhiệm quyết định đến chất lượng hoạt động của cả Câu lạc bộ đờn ca tài tử, đặc biệt, người Chủ nhiệm phải đam mê, có điều kiện về kinh tế và sẵn sàng trải lòng với hội viên, với hoạt động của Câu lạc bộ. Đây chính là những yếu tố không thể thiếu góp phần cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức Câu lạc bộ cũng như của loại hình Đơn ca tài tử Nam Bộ./.
Phạm Thị Bình (TTXVN)