Những thông điệp trái chiều của Mỹ về Venezuela

Giới chuyên gia khu vực tại Capitol Hill (Quốc hội Mỹ) cho biết những tín hiệu không rõ ràng của chính quyền Tổng thống Trump về Venezuela đã khiến ngành ngoại giao bối rối.
Những thông điệp trái chiều của Mỹ về Venezuela ảnh 1Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo hãng AP, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tuyên bố trên trang mạng xã hội Tweeter một dòng trạng thái dường như rất thù địch về việc rút các nhà ngoại giao Mỹ khỏi Venezuela, làm dấy lên chỉ trích hơn nữa trong ngày 12/3 về sự nhất quán của Chính quyền Tổng thống Donald Trump, vốn đã gửi đi những thông điệp không rõ ràng về những điều mà họ có thể làm ngay khi tìm cách trục xuất nhà lãnh đạo quốc gia Nam Mỹ này.

Trong một thông điệp được đăng tải vào lúc đêm khuya, Ngoại trưởng Pompeo cho rằng sự hiện diện của các nhà ngoại giao Mỹ đã trở nên "gượng ép" trong chính sách của Mỹ đối với Venezuela.

Điều này đúng như dự đoán rằng chính quyền này có thể sử dụng lực lượng quân sự để trục xuất Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, cho dù một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ sau đó cho biết chính quyền dường như đã có một thông điệp tử tế hơn.

Đó là ví dụ mới nhất về thông điệp mâu thuẫn từ chính quyền Mỹ do họ đang tìm cách thuyết phục Maduro chuyển giao quyền lực cho Juan Guaido, lãnh đạo phe đối lập tại Quốc hội.

Các quan chức đã lặp đi lặp lại câu nói "mọi phương án đều được tính đến" trong khi khăng khăng rằng Mỹ đang dựa vào các biện pháp ngoại giao và kinh tế để đạt được mục đích.

Theo một số chuyên gia, sự thiếu nhất quán này đã giúp Maduro, người sử dụng khả năng Mỹ can thiệp quân sự để lật đổ chính ông ta như một kẻ bị áp bức đang đương đầu với chủ nghĩa đế quốc Mỹ, một thông điệp có sức thuyết phục mạnh mẽ tại Mỹ Latinh.

Ted Piccone, một chuyên gia về Mỹ Latinh thuộc Viện nghiên cứu Brookings tại Washington, nói về chính quyền của Tổng thống Trump: "Trong tháng qua, giọng điệu đã căng thẳng hơn và vượt ra khỏi những gì thực sự đang diễn ra, vượt ra khỏi những cái mà họ nói họ đang sẵn sàng thực hiện. Điều đó tạo ra môi trường mà trong đó Maduro và các đồng minh của ông ta có thể củng cố sự ủng hộ."

Pompeo đăng tải trên Tweeter vào đêm 11/3 rằng Mỹ, nước công nhận Guaido như tổng thống lâm thời của Venezuela, đã rút những nhà ngoại giao về nước vì sự hiện diện tiếp tục của họ "đã trở nên gượng ép trong chính sách của Mỹ."

Sau đó, được hỏi về thông điệp nói trên, Ngoại trưởng cho biết Đại sứ quán Mỹ tại Venezuela đã đóng cửa vì những điều kiện bất ổn tại quốc gia sở tại, vốn bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất điện trên diện rộng trong gần một tuần qua.

Trả lời phỏng vấn KTRH, Đài phát thanh Houson, ông Pompeo nói: "Sự lãnh đạo kinh khủng của chế độ Maduro trong những năm qua làm cuộc sống ở đây quá khó khăn, bắt đầu khiến Mỹ khó hơn trong việc tiến hành các hành động cần thiết để hỗ trợ người dân Venezuela.

Do vậy, chúng tôi kết luận đây đơn giản là một bước đi đúng đắn và đúng thời điểm để thực hiện."

Elliott Abrams, đặc phái viên của Mỹ về Venezuela, nói với báo giới rằng ông không muốn "phân tích những lời nói của Ngoại trưởng" tuy nhiên ông tin rằng Pompeo đã lo lắng về sự an toàn của các nhân viên ngoại giao nếu điều kiện trở nên tồn tệ hơn.

Trả lời câu hỏi liệu Mỹ có thể tính đến hành động quân sự hay không, Abrams lập lại điệp khúc quen thuộc hiện nay: "Tôi chỉ có thể lặp lại điều mà Tổng thống Trump đã nói: "Mọi phương án luôn được tính đến."

[Mỹ, Venezuela đối thoại nhằm cải thiện quan hệ ngoại giao]

Tuy nhiên, Trump, Pompeo, Phó Tổng thống Mike Pence và Abrams tất cả đều nói họ không theo đuổi sự lựa chọn sử dụng biện pháp quân sự.

Vừa mới tuần trước, Abrams nói: "Điều đó (khả năng sử dụng biện pháp quân sự) không phải là con đường chúng tôi đang lựa chọn để đi theo. Con đường chúng tôi đã chọn để đi theo hiện nay là một con đường mà thường xuyên được định rõ, đó là gây áp lực về ngoại giao, kinh tế và tài chính trong nỗ lực ủng hộ người dân Venezuela."

Và dòng trạng thái trên Tweeter vào đêm 11/3 diễn ra sau một tuyên bố dài dòng và cay độc được đọc trước các phóng viên tại phòng họp báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, trong đó Pompeo đã đả kích Maduro về lời cam kết "thiên đường xã hội chủ nghĩa," song lại tạo ra "một địa ngục" với sự hậu thuẫn của Cuba và Nga.

"Ông ta (Maduro) đưa ra con đường chủ nghĩa xã hội, mà đã được minh chứng qua thời gian và thời gian cho thấy đó là một công thức cho sự tiêu tan kinh tế," Pompeo nói. "Thiên đường không có nhiều."

Giới chỉ trích và chuyên gia khu vực tại Capitol Hill (Quốc hội Mỹ) cho biết những tín hiệu không rõ ràng của chính quyền Tổng thống Trump đã khiến ngành ngoại giao bối rối.

"Họ cần nghỉ ngơi và để người dân Venezuela giải quyết vấn đề này mà không cần đến những lời hùng biện," Piccone nói.

"Tóm lại, nên để cho Maduro dễ thở hơn để ông ta củng cố lực lượng ủng hộ ông cả ở trong và ngoài Venezuela. Mỹ để cho Maduro dễ thở hơn để tập hợp lực lượng ủng hộ ông với mục đích là ít đề cập đến những thất bại của ông ta hơn việc ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc Mỹ lấy dầu của chúng ta." Một vài nghị sỹ đã đồng ý.

Tim Kaine, Thượng nghị sỹ nói: "Cuộc đàm phán lỏng lẻo về hành động quân sự về thực chất củng cố và khuyến khích những kẻ độc tài. Điều này trao cho Maduro khả năng tuyên bố rằng Mỹ quan tâm đến dầu mỏ hoặc bất kể cái gì khác. Tôi nghĩ điều thực sự quan trọng là chúng ta nhấn mạnh chúng ta quan tâm đến điều gì." 

Tại Hạ viện, 16 nghị sỹ đảng Dân chủ đã trình lên chính quyền của Tổng thống Trump một bản kế hoạch, theo đó không chỉ đề xuất việc bắt ép mà còn gia tăng các lệnh trừng phạt hà khắc, vốn đã được áp đặt.

Họ viết: "Những đe dọa mà Mỹ đưa ra đối với những vấn đề trong nước của Venezuela là phản tác dụng, bởi họ đang can thiệp vào sự điều hành của chính phủ Venezuela mà phe đối lập ủy là sự ủy quyền cho phía Mỹ.

Những hành động này giúp củng cố lực lượng ủng hộ Maduro và tránh khỏi những tình huống khẩn cấp đối với những vấn đề trong nước"./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục