Trong thời gian qua những thông tin liên quan đến mọi hoạt động của các ngân hàng thương mại luôn là đề tài nóng được nhiều phương tiện thông tin đại chúng đăng tải.
Sau khi cuộc đua về lãi suất huy động tạm lắng xuống thì các ngân hàng lại lao vào cuộc đua giữ khách với mọi chiêu thức khuyến mại. Đã có những nghi án về việc một lần nữa các ngân hàng buộc phải tìm cách “xé trần” lãi suất huy động nhằm níu chân khách cũ và chào mời khách mới.
[Ngân hàng lao đao tìm cách giữ chân khách hàng]
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có những biện pháp kịp thời xử lý những sai phạm nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, để minh bạch và hiệu quả hãy để các ngân hàng tự giám sát lẫn nhau.
Theo báo cáo của Cục thống kê Hà Nội , đến hết tháng Chín, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn thành phố ước đạt 746.289 tỷ đồng, giảm 0,76% so với cuối tháng Tám và giảm 6,15% so với tháng 12/2010. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm giảm 2,42% so với cuối tháng Tám và giảm 5,23% so với cuối tháng 12/2010.
Theo đánh giá của các chuyên gia, mặc dù việc huy động có dấu hiệu giảm và cũng đã có nhiều ngân hàng thông báo về lượng tiền được rút khỏi hệ thống các ngân hàng, nhưng những biến động này được xem là bình thường và không thể đổ lỗi hoàn toàn cho việc Ngân hàng Nhà nước áp trần lãi suất huy động ở 14% dẫn tới hiện tượng rút tiền.
Nhưng ở một góc nhìn dài hạn, ông Dominic Patrick Mellor, Chuyên gia kinh tế quốc gia Ngân hàng ADB lại cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước tuyên bố mục tiêu đưa lãi suất cho vay về 17-19% trong tháng Chín, đồng thời áp trần lãi suất huy động ở 14% có vẻ mang lại tín hiệu vui và trong ngắn hạn cũng có những tác dụng nhất định.
Tuy nhiên, về lâu dài thì những biện pháp hành chính như thế này không thể có hiệu quả, mà thậm chí còn giảm lòng tin của người gửi tiền đồng. Bởi khi người ta phải chấp nhận mức lãi suất thấp hoặc âm khi gửi tiền, thì các khách hàng khó có thể duy trì việc gửi tiền lâu dài.
Lý giải cho hiện tượng các ngân hàng dính vào nghi án “xé trần” lãi suất huy động, chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Thành chia sẻ, thị trường luôn sòng phẳng. Khi mà các ngân hàng thương mại bị ép đưa ra mức lãi suất không phù hợp thực tế thì các ngân hàng sẽ có những phản ứng như vậy. Tuy nhiên, ở đây ngân hàng không có lỗi, bởi lãi suất không phụ thuộc vào ngân hàng, doanh nghiệp, thậm chí không phụ thuộc vào Ngân hàng Nhà nước… mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố lớn hơn và cần phải xem xét trong cả một quá trình.
Giả sử Ngân hàng Nhà nước “ép một cách cứng rắn” các ngân hàng thương mại cho vay với mức lãi suất 17%-19% thì các doanh nghiệp cần phải hiểu rằng, điều này không hề có lợi cho doanh nghiệp, bởi khi đó các ngân hàng thương mại sẽ tạo ra các phụ phí để thu nhập thêm cho ngân hàng. Đó là chưa kể đến ngay cả doanh nghiệp cũng sẽ khó tiếp cận vay vốn. Thành ra khi đó, các khoản vay sẽ chỉ dựa trên quan hệ cá nhân, quan hệ giữa doanh nghiệp lớn với ngân hàng… Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ khó tiếp cận với các khoản vay.
Xét cho cùng, nếu chính sách này được thực hiện thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đã thua thiệt sẽ lại càng thua thiệt hơn. Trong khi các doanh nghiệp lớn lại càng có cơ hội tiếp nhận vốn với lãi suất thấp 17%-19%. Khi đó sẽ xảy ra tình trạng “méo mó” trong thị trường, bắt nguồn từ sự “méo mó” trong thị trường vốn, khi mà các ngân hàng buộc bị hạ mức lãi suất cho vay dưới mức thị trường.
Ông Thành cũng cho rằng, nếu Ngân hàng Nhà nước quyết tâm thực hiện hạ lãi suất thì sẽ phải bơm lượng tiền lớn cho các ngân hàng thương mại, đồng nghĩa với việc kinh tế vĩ mô sẽ bất ổn hơn trong vòng vài tháng tới, kéo theo tỷ giá biến động và lãi suất sẽ phải tăng lên rất cao để ổn định vĩ mô. Và khi đó, ngân hàng, doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước và cả người dân đều phải gánh chịu hậu quả.
Cũng đồng quan điểm này, ông Mellor nhận định, việc điều chỉnh lãi suất cần phải đúng thời điểm, không nên quá đột ngột. Trường hợp hạ chỉ tiêu quá thấp và nhanh thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tài chính và có thể gây ra khủng hoảng. Do vậy, việc xem xét điều chỉnh như thế nào cho thích hợp.
Bên cạnh những ý kiến từ các chuyên gia nghiên cứu thì bản thân các thành viên thị trường cũng chia sẻ, sau thời gian đầu siết quy định trần lãi suất huy động 14%/năm.
Tổng giám đốc ngân hàng VP Bank, ông Nguyễn Hưng, cho biết lượng tiền gửi vào ngân hàng có phần giảm, nhưng mức độ không đáng kể. Tình trạng lách trần lãi suất cũng khó diễn ra hơn so với những lần trước đây bởi bản thân mỗi ngân hàng trong nhóm 12 ngân hàng lớn nhất trên thị trường - còn được gọi là G12, đang tích cực tự giám sát nhau và giám sát các ngân hàng khác để kịp thời phát hiện các đơn vị có dấu hiệu huy động vượt trần.
Các chuyên gia ngân hàng đều đánh giá trần lãi suất là biện pháp hành chính cần thiết tại thời điểm này. Tuy nhiên, một khi đã phải sử dụng đến biện pháp hành chính thì điều quan trọng là cần đảm bảo kỷ luật thực hiện nghiêm minh thì mới mang lại tác dụng.
Trên thực tế, dù phần lớn các ngân hàng thương mại thực hiện khá nghiêm túc quy định trần lãi suất huy động, nhưng không phải ngân hàng nào cũng cảm thấy dễ thở trong hoàn cảnh hiện nay. Ngồi trên đống lửa có thể là hình ảnh ví von đối với không ít các ngân hàng nhỏ, những ngân hàng đang rất lo chuyện tiền gửi chạy ra khỏi ngân hàng mình.
Từ thực tế trên, nhiều chuyên gia ngành ngân hàng nhận định, càng minh bạch bao nhiêu, càng tạo điều kiện cho kỷ luật thị trường được thực hiện nghiêm túc. Rất cần minh bạch thông tin của các tổ chức tín dụng chấp hành và các tổ chức tín dụng chưa chấp hành./.
Sau khi cuộc đua về lãi suất huy động tạm lắng xuống thì các ngân hàng lại lao vào cuộc đua giữ khách với mọi chiêu thức khuyến mại. Đã có những nghi án về việc một lần nữa các ngân hàng buộc phải tìm cách “xé trần” lãi suất huy động nhằm níu chân khách cũ và chào mời khách mới.
[Ngân hàng lao đao tìm cách giữ chân khách hàng]
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có những biện pháp kịp thời xử lý những sai phạm nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, để minh bạch và hiệu quả hãy để các ngân hàng tự giám sát lẫn nhau.
Theo báo cáo của Cục thống kê Hà Nội , đến hết tháng Chín, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn thành phố ước đạt 746.289 tỷ đồng, giảm 0,76% so với cuối tháng Tám và giảm 6,15% so với tháng 12/2010. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm giảm 2,42% so với cuối tháng Tám và giảm 5,23% so với cuối tháng 12/2010.
Theo đánh giá của các chuyên gia, mặc dù việc huy động có dấu hiệu giảm và cũng đã có nhiều ngân hàng thông báo về lượng tiền được rút khỏi hệ thống các ngân hàng, nhưng những biến động này được xem là bình thường và không thể đổ lỗi hoàn toàn cho việc Ngân hàng Nhà nước áp trần lãi suất huy động ở 14% dẫn tới hiện tượng rút tiền.
Nhưng ở một góc nhìn dài hạn, ông Dominic Patrick Mellor, Chuyên gia kinh tế quốc gia Ngân hàng ADB lại cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước tuyên bố mục tiêu đưa lãi suất cho vay về 17-19% trong tháng Chín, đồng thời áp trần lãi suất huy động ở 14% có vẻ mang lại tín hiệu vui và trong ngắn hạn cũng có những tác dụng nhất định.
Tuy nhiên, về lâu dài thì những biện pháp hành chính như thế này không thể có hiệu quả, mà thậm chí còn giảm lòng tin của người gửi tiền đồng. Bởi khi người ta phải chấp nhận mức lãi suất thấp hoặc âm khi gửi tiền, thì các khách hàng khó có thể duy trì việc gửi tiền lâu dài.
Lý giải cho hiện tượng các ngân hàng dính vào nghi án “xé trần” lãi suất huy động, chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Thành chia sẻ, thị trường luôn sòng phẳng. Khi mà các ngân hàng thương mại bị ép đưa ra mức lãi suất không phù hợp thực tế thì các ngân hàng sẽ có những phản ứng như vậy. Tuy nhiên, ở đây ngân hàng không có lỗi, bởi lãi suất không phụ thuộc vào ngân hàng, doanh nghiệp, thậm chí không phụ thuộc vào Ngân hàng Nhà nước… mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố lớn hơn và cần phải xem xét trong cả một quá trình.
Giả sử Ngân hàng Nhà nước “ép một cách cứng rắn” các ngân hàng thương mại cho vay với mức lãi suất 17%-19% thì các doanh nghiệp cần phải hiểu rằng, điều này không hề có lợi cho doanh nghiệp, bởi khi đó các ngân hàng thương mại sẽ tạo ra các phụ phí để thu nhập thêm cho ngân hàng. Đó là chưa kể đến ngay cả doanh nghiệp cũng sẽ khó tiếp cận vay vốn. Thành ra khi đó, các khoản vay sẽ chỉ dựa trên quan hệ cá nhân, quan hệ giữa doanh nghiệp lớn với ngân hàng… Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ khó tiếp cận với các khoản vay.
Xét cho cùng, nếu chính sách này được thực hiện thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đã thua thiệt sẽ lại càng thua thiệt hơn. Trong khi các doanh nghiệp lớn lại càng có cơ hội tiếp nhận vốn với lãi suất thấp 17%-19%. Khi đó sẽ xảy ra tình trạng “méo mó” trong thị trường, bắt nguồn từ sự “méo mó” trong thị trường vốn, khi mà các ngân hàng buộc bị hạ mức lãi suất cho vay dưới mức thị trường.
Ông Thành cũng cho rằng, nếu Ngân hàng Nhà nước quyết tâm thực hiện hạ lãi suất thì sẽ phải bơm lượng tiền lớn cho các ngân hàng thương mại, đồng nghĩa với việc kinh tế vĩ mô sẽ bất ổn hơn trong vòng vài tháng tới, kéo theo tỷ giá biến động và lãi suất sẽ phải tăng lên rất cao để ổn định vĩ mô. Và khi đó, ngân hàng, doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước và cả người dân đều phải gánh chịu hậu quả.
Cũng đồng quan điểm này, ông Mellor nhận định, việc điều chỉnh lãi suất cần phải đúng thời điểm, không nên quá đột ngột. Trường hợp hạ chỉ tiêu quá thấp và nhanh thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tài chính và có thể gây ra khủng hoảng. Do vậy, việc xem xét điều chỉnh như thế nào cho thích hợp.
Bên cạnh những ý kiến từ các chuyên gia nghiên cứu thì bản thân các thành viên thị trường cũng chia sẻ, sau thời gian đầu siết quy định trần lãi suất huy động 14%/năm.
Tổng giám đốc ngân hàng VP Bank, ông Nguyễn Hưng, cho biết lượng tiền gửi vào ngân hàng có phần giảm, nhưng mức độ không đáng kể. Tình trạng lách trần lãi suất cũng khó diễn ra hơn so với những lần trước đây bởi bản thân mỗi ngân hàng trong nhóm 12 ngân hàng lớn nhất trên thị trường - còn được gọi là G12, đang tích cực tự giám sát nhau và giám sát các ngân hàng khác để kịp thời phát hiện các đơn vị có dấu hiệu huy động vượt trần.
Các chuyên gia ngân hàng đều đánh giá trần lãi suất là biện pháp hành chính cần thiết tại thời điểm này. Tuy nhiên, một khi đã phải sử dụng đến biện pháp hành chính thì điều quan trọng là cần đảm bảo kỷ luật thực hiện nghiêm minh thì mới mang lại tác dụng.
Trên thực tế, dù phần lớn các ngân hàng thương mại thực hiện khá nghiêm túc quy định trần lãi suất huy động, nhưng không phải ngân hàng nào cũng cảm thấy dễ thở trong hoàn cảnh hiện nay. Ngồi trên đống lửa có thể là hình ảnh ví von đối với không ít các ngân hàng nhỏ, những ngân hàng đang rất lo chuyện tiền gửi chạy ra khỏi ngân hàng mình.
Từ thực tế trên, nhiều chuyên gia ngành ngân hàng nhận định, càng minh bạch bao nhiêu, càng tạo điều kiện cho kỷ luật thị trường được thực hiện nghiêm túc. Rất cần minh bạch thông tin của các tổ chức tín dụng chấp hành và các tổ chức tín dụng chưa chấp hành./.
Đức Duy (TTXVN/Vietnam+)