Ngày 30/11, Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương-Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 43/CĐ-TW gửi Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão - Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định; các Bộ: Quốc phòng, Giao thông Vận tải, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, yêu cầu chủ động đối phó với thời tiết nguy hiểm.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, từ ngày 1/12, khu vực Bắc biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9.
Do đó, các địa phương và các Bộ, ngành nói trên nhanh chóng thông báo cho các chủ phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết tin gió mùa Đông Bắc và tình hình thời tiết nguy hiểm để chủ động phòng tránh.
Đồng thời, các cơ quan chức năng của địa phương và các Bộ, ngành theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết nguy hiểm, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ tàu thuyền để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Mặt khác các lực lượng sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; tổ chức trực ban nghiêm túc và thường xuyên báo cáo về Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương-Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.
Đêm 29/11, một số nơi thuộc vực Tây Bắc và khu vực Trung Trung Bộ có mưa, lượng mưa tại một số trạm như sau, Mường Tè (Lai Châu) 11mm; Bắc Quang (Hà Giang) 27mm; Hà Giang (Hà Giang) 24mm; Huế (Thừa Thiên Huế) 15mm; Song Tử Tây (Khánh Hòa) 20mm.
Trong 3 ngày qua, mưa tập trung tại các tỉnh ven biển từ Nghệ An đến Bình Định, lượng mưa phổ biến từ dưới 25mm; một số nơi có mưa lớn và tập trung chủ yếu vào ngày 27/11 như:Hòn Ngư (Nghệ An) 115mm; Cửa Việt (Quảng Trị) 125mm; Phong Bình (Thừa Thiên Huế) 74mm.
Trong những ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên tiếp tục xuống.
Ngày 30/11, mực nước sông Đồng Nai tại Tà Lài biến đổi chậm và ở mức 110,5m. Dự báo đến ngày 3/12, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu xuống mức 2,65m; Châu Đốc xuống mức 2,40m.
Hiện các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên đang tiếp tục rà soát thiệt hại và chỉ đạo khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra, sớm ổn định đời sống, sản xuất nhân dân./.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, từ ngày 1/12, khu vực Bắc biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9.
Do đó, các địa phương và các Bộ, ngành nói trên nhanh chóng thông báo cho các chủ phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết tin gió mùa Đông Bắc và tình hình thời tiết nguy hiểm để chủ động phòng tránh.
Đồng thời, các cơ quan chức năng của địa phương và các Bộ, ngành theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết nguy hiểm, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ tàu thuyền để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Mặt khác các lực lượng sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; tổ chức trực ban nghiêm túc và thường xuyên báo cáo về Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương-Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.
Đêm 29/11, một số nơi thuộc vực Tây Bắc và khu vực Trung Trung Bộ có mưa, lượng mưa tại một số trạm như sau, Mường Tè (Lai Châu) 11mm; Bắc Quang (Hà Giang) 27mm; Hà Giang (Hà Giang) 24mm; Huế (Thừa Thiên Huế) 15mm; Song Tử Tây (Khánh Hòa) 20mm.
Trong 3 ngày qua, mưa tập trung tại các tỉnh ven biển từ Nghệ An đến Bình Định, lượng mưa phổ biến từ dưới 25mm; một số nơi có mưa lớn và tập trung chủ yếu vào ngày 27/11 như:Hòn Ngư (Nghệ An) 115mm; Cửa Việt (Quảng Trị) 125mm; Phong Bình (Thừa Thiên Huế) 74mm.
Trong những ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên tiếp tục xuống.
Ngày 30/11, mực nước sông Đồng Nai tại Tà Lài biến đổi chậm và ở mức 110,5m. Dự báo đến ngày 3/12, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu xuống mức 2,65m; Châu Đốc xuống mức 2,40m.
Hiện các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên đang tiếp tục rà soát thiệt hại và chỉ đạo khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra, sớm ổn định đời sống, sản xuất nhân dân./.
Văn Tú (TTXVN/Vietnam+)