Ngày 24/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố Mỹ sẽ "không sa lầy" tại Afghanistan và nói rằng liên quân do NATO cầm đầu ở đó đang đạt được một số tiến bộ.
Theo ông Gates, Mỹ vẫn "quyết tâm" với nỗ lực chiến tranh ở Afghanistan và quyết định của Tổng thống Barack Obama chỉ định tư lệnh mới tại đó sẽ không làm giảm bớt quan điểm này.
Ông Gates cũng cho biết Tướng David Petraeus, Tư lệnh mới của Mỹ tại Afghanistan, sẽ có quyền điều chỉnh các kế hoạch chiến tranh và chiến lược quân sự khi ông tới Kabul.
Trong khi đó, Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, thông báo trong ngày 24/6 ông sẽ khởi hành tới Afghanistan và Pakistan để nói rõ rằng chiến lược của Mỹ trong khu vực vẫn không thay đổi, bất chấp việc cách chức Tướng Stanley McChrystal.
Ngày 24/6, kết thúc chuyến thị sát Afghanistan, các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực xây dựng hòa bình lâu dài, nhấn mạnh yêu cầu cần có những cuộc bầu cử tự do và công bằng, nâng cao khả năng quản lý và đảm bảo nhân quyền.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Kabul, Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Liên hợp quốc, trưởng đoàn Hội đồng Bảo an thị sát Afghanistan, ông Ertugrul Apakan nói: "Trong các cuộc tiếp xúc, chúng tôi luôn nhắc lại sự ủng hộ và cam kết lâu dài của Hội đồng Bảo an đối với nhân dân và Chính phủ Afghanistan trong việc thúc đẩy hòa bình, phát triển và ổn định."
Trong khi đó, Chính phủ Ba Lan đang hoàn thiện chiến lược quốc gia rút binh sĩ nước này khỏi Afghanistan trước năm 2012.
Quyền Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski đã tuyên bố như trên sau phiên họp của Hội đồng an ninh quốc gia ngày 24/6, với sự tham gia của Thủ tướng Donald Tusk, các bộ trưởng trong nội các và lãnh đạo các chính đảng ở Ba Lan.
Theo ông Komorowski, năm 2011, Ba Lan cần bắt đầu giảm số binh sĩ nước này tại Afghanistan nhằm chấm dứt sự tham gia trong sứ mệnh của Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF) tại Afghanistan do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đứng đầu.
Người đứng đầu Cơ quan an ninh quốc gia Ba Lan Stanislaw Kozey cũng cho rằng tình hình ở Afghanistan đang trở nên ngày càng tồi tệ và đang đe dọa đặt NATO trước một thảm họa về chiến lược. Chính vì vậy, theo ông, cần từ bỏ ý định cải tổ Afghanistan từ bên ngoài để tự vệ trước những mối nguy hiểm mà đất nước Nam Á bất ổn này sẽ tạo ra cho thế giới bên ngoài trong nhiều năm nữa.
Tại Hội nghị thượng đỉnh của NATO dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới tại Lisbon (Bồ Đào Nha), Ba Lan dự định thuyết phục các nước thành viên NATO khác xem xét lại chiến lược của liên minh tại Afghanistan.
Quyền Tổng thống Komorowski nêu rõ rằng các nước NATO cần cùng nhau thông qua quyết định về thời hạn kết thúc sứ mệnh (tại Afghanistan) và thực thi nhanh nhất những hành động nhằm để cho người Afghanistan có thể tự giải quyết những vấn đề của họ.
Hiện Ba Lan có 2.600 binh sĩ tham gia chiến dịch của NATO tại Afghanistan, chủ yếu đóng tại tỉnh Gazni. Đã có 18 binh sĩ Ba Lan thiệt mạng kể từ khi nước này tham gia ISAF tháng 3/2002./.
Theo ông Gates, Mỹ vẫn "quyết tâm" với nỗ lực chiến tranh ở Afghanistan và quyết định của Tổng thống Barack Obama chỉ định tư lệnh mới tại đó sẽ không làm giảm bớt quan điểm này.
Ông Gates cũng cho biết Tướng David Petraeus, Tư lệnh mới của Mỹ tại Afghanistan, sẽ có quyền điều chỉnh các kế hoạch chiến tranh và chiến lược quân sự khi ông tới Kabul.
Trong khi đó, Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, thông báo trong ngày 24/6 ông sẽ khởi hành tới Afghanistan và Pakistan để nói rõ rằng chiến lược của Mỹ trong khu vực vẫn không thay đổi, bất chấp việc cách chức Tướng Stanley McChrystal.
Ngày 24/6, kết thúc chuyến thị sát Afghanistan, các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực xây dựng hòa bình lâu dài, nhấn mạnh yêu cầu cần có những cuộc bầu cử tự do và công bằng, nâng cao khả năng quản lý và đảm bảo nhân quyền.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Kabul, Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Liên hợp quốc, trưởng đoàn Hội đồng Bảo an thị sát Afghanistan, ông Ertugrul Apakan nói: "Trong các cuộc tiếp xúc, chúng tôi luôn nhắc lại sự ủng hộ và cam kết lâu dài của Hội đồng Bảo an đối với nhân dân và Chính phủ Afghanistan trong việc thúc đẩy hòa bình, phát triển và ổn định."
Trong khi đó, Chính phủ Ba Lan đang hoàn thiện chiến lược quốc gia rút binh sĩ nước này khỏi Afghanistan trước năm 2012.
Quyền Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski đã tuyên bố như trên sau phiên họp của Hội đồng an ninh quốc gia ngày 24/6, với sự tham gia của Thủ tướng Donald Tusk, các bộ trưởng trong nội các và lãnh đạo các chính đảng ở Ba Lan.
Theo ông Komorowski, năm 2011, Ba Lan cần bắt đầu giảm số binh sĩ nước này tại Afghanistan nhằm chấm dứt sự tham gia trong sứ mệnh của Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF) tại Afghanistan do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đứng đầu.
Người đứng đầu Cơ quan an ninh quốc gia Ba Lan Stanislaw Kozey cũng cho rằng tình hình ở Afghanistan đang trở nên ngày càng tồi tệ và đang đe dọa đặt NATO trước một thảm họa về chiến lược. Chính vì vậy, theo ông, cần từ bỏ ý định cải tổ Afghanistan từ bên ngoài để tự vệ trước những mối nguy hiểm mà đất nước Nam Á bất ổn này sẽ tạo ra cho thế giới bên ngoài trong nhiều năm nữa.
Tại Hội nghị thượng đỉnh của NATO dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới tại Lisbon (Bồ Đào Nha), Ba Lan dự định thuyết phục các nước thành viên NATO khác xem xét lại chiến lược của liên minh tại Afghanistan.
Quyền Tổng thống Komorowski nêu rõ rằng các nước NATO cần cùng nhau thông qua quyết định về thời hạn kết thúc sứ mệnh (tại Afghanistan) và thực thi nhanh nhất những hành động nhằm để cho người Afghanistan có thể tự giải quyết những vấn đề của họ.
Hiện Ba Lan có 2.600 binh sĩ tham gia chiến dịch của NATO tại Afghanistan, chủ yếu đóng tại tỉnh Gazni. Đã có 18 binh sĩ Ba Lan thiệt mạng kể từ khi nước này tham gia ISAF tháng 3/2002./.
(TTXVN/Vietnam+)