Các nhà nghiên cứu môi trường, các chuyên gia chính sách của Liên hợp quốc vừa cảnh báo tình trạng mạc hóa đang đe dọa gần 1 tỷ người ở trên 100 nước.
Nhấn mạnh chính hoạt động của con người đã đẩy nhanh quá trình sa mạc hóa, Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 65 đã tuyên bố thập kỷ 2010-2020 là Thập kỷ Liên hợp quốc về sa mạc và chống tình trạng sa mạc hóa (UNDDD), nhằm nâng cao nhận thức của cộng động quốc tế về hiểm họa này và khuyến khích các nước thực hiện các chương trình các hành động quốc gia và quốc tế để bảo vệ các vùng đất khô khỏi bị sa mạc hóa.
Mặc dù là địa bàn sinh sống của 1/3 dân số trên Trái Đất, các vùng đất khô hạn lại là nơi tập trung các vấn đề nghiêm trọng nhất của thế giới, từ mất đa dang sinh học, mất an ninh lương thực đến cạn kiệt các nguồn năng lượng và nạn đói. 1/3 loại cây nông nghiệp và hơn 50% số giống vật nuôi trên thế giới có nguồn gốc từ các vùng đất khô hạn này.
Luc Gnacadja, Thư ký chấp hành của UNDDD, lưu ý rằng các nhà khoa học đã khẳng định sự tương tác sống còn giữa bảo tồn đa dạng sinh học ở các vùng đất khô với sự sống an toàn của loài người. Hệ sinh thái trên Trái Đất phụ thuộc vào sự cân bằng nhạy cảm giữa các vùng đất khô và các vùng đất ướt, trong khi các hoạt động không tính đến sự bền vững của môi trường của con người đã và đang tiếp tục là mối đe dọa lớn nhất đẩy nhanh tình trạng sa mạc hóa.
Những người nghèo ở Trung Quốc, khu vực Tiểu sa mạc Sahara châu Phi và Trung Á đang phải chịu hậu quả lớn nhất của tình trạng sa mạc hóa, với nguy cơ 50 triệu người ở các khu vực này mất nơi sinh sống truyền thống vào năm 2020. Châu Phi có thể chỉ nuôi được 25% dân số vào năm 2025 nếu tốc độ sa mạc hóa ở Lục địa Đen tiếp tục như hiện nay.
Liên hợp quốc nhấn mạnh các hoạt động của con người gây tàn phá Trái Đất trong 50 năm qua lớn hơn sự tàn phá tự nhiên trong lịch sử nhân loại. Trong khi nhu cầu lương thực phải tăng ít nhất 70% để có thể nuôi sống dân số tăng thêm vào năm 2050, nhân loại phải hành động mau chóng để đảo ngược xu thế này, nhằm đảm bảo sự sống còn của các thế hệ tương lai./.
Nhấn mạnh chính hoạt động của con người đã đẩy nhanh quá trình sa mạc hóa, Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 65 đã tuyên bố thập kỷ 2010-2020 là Thập kỷ Liên hợp quốc về sa mạc và chống tình trạng sa mạc hóa (UNDDD), nhằm nâng cao nhận thức của cộng động quốc tế về hiểm họa này và khuyến khích các nước thực hiện các chương trình các hành động quốc gia và quốc tế để bảo vệ các vùng đất khô khỏi bị sa mạc hóa.
Mặc dù là địa bàn sinh sống của 1/3 dân số trên Trái Đất, các vùng đất khô hạn lại là nơi tập trung các vấn đề nghiêm trọng nhất của thế giới, từ mất đa dang sinh học, mất an ninh lương thực đến cạn kiệt các nguồn năng lượng và nạn đói. 1/3 loại cây nông nghiệp và hơn 50% số giống vật nuôi trên thế giới có nguồn gốc từ các vùng đất khô hạn này.
Luc Gnacadja, Thư ký chấp hành của UNDDD, lưu ý rằng các nhà khoa học đã khẳng định sự tương tác sống còn giữa bảo tồn đa dạng sinh học ở các vùng đất khô với sự sống an toàn của loài người. Hệ sinh thái trên Trái Đất phụ thuộc vào sự cân bằng nhạy cảm giữa các vùng đất khô và các vùng đất ướt, trong khi các hoạt động không tính đến sự bền vững của môi trường của con người đã và đang tiếp tục là mối đe dọa lớn nhất đẩy nhanh tình trạng sa mạc hóa.
Những người nghèo ở Trung Quốc, khu vực Tiểu sa mạc Sahara châu Phi và Trung Á đang phải chịu hậu quả lớn nhất của tình trạng sa mạc hóa, với nguy cơ 50 triệu người ở các khu vực này mất nơi sinh sống truyền thống vào năm 2020. Châu Phi có thể chỉ nuôi được 25% dân số vào năm 2025 nếu tốc độ sa mạc hóa ở Lục địa Đen tiếp tục như hiện nay.
Liên hợp quốc nhấn mạnh các hoạt động của con người gây tàn phá Trái Đất trong 50 năm qua lớn hơn sự tàn phá tự nhiên trong lịch sử nhân loại. Trong khi nhu cầu lương thực phải tăng ít nhất 70% để có thể nuôi sống dân số tăng thêm vào năm 2050, nhân loại phải hành động mau chóng để đảo ngược xu thế này, nhằm đảm bảo sự sống còn của các thế hệ tương lai./.
Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)