Hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) lại vừa đánh tụt hạng tín dụng dài hạn của bốn ngân hàng Hy Lạp từ mức B xuống CCC chỉ vài ngày sau khi đã hạ ba bậc xếp hạng trái phiếu dài hạn của Hy Lạp.
S&P cho rằng việc tụt hạng của bốn ngân hàng gồm NBG, Eurobank EFG, Alpha và Piraeus cho thấy họ đối mặt với các nguy cơ đối với các hồ sơ tài chính, nhất là khả năng thanh khoản từ các hoạt động bán lẻ trong nước và thực trạng vốn, gia tăng đáng kể.
S&P lưu ý khách hàng đang tăng cường rút tiền gửi khỏi ngân hàng với con số lên tới 13 tỷ euro (khoảng 18,6 tỷ USD) trong quý I năm nay so với 28 tỷ euro của cả năm ngoái.
S&P hết sức quan ngại rằng các ngân hàng Hy Lạp đã phải cầu cứu tài chính đặc biệt từ Ngân hàng Trung ương châu Âu, động thái cho thấy "những khó khăn nghiêm trọng trong việc giải quyết tiền tài trợ trong vài năm qua." Các ngân hàng có liên quan trực tiếp và đáng kể tới việc làm xấu đi độ tin cậy về khả năng trả nợ do họ nắm giữ khá lớn trái phiếu của chính phủ.
Đầu tuần này S&P đã đánh tụt hạng trái phiếu dài hạn của Hy Lạp với lý do nguy cơ phá sản của nước thành viên đang ngập trong nợ nần của Eurozone này đang gia tăng đáng kể.
Các nhà phân tích S&P cho rằng tác động của việc tái cơ cấu nợ của Chính phủ Hy Lạp tới các ngân hàng Hy Lạp chủ yếu phụ thuộc vào số nợ bị ảnh hưởng cùng với các điều kiện và điều khoản tái cơ cấu kèm theo.
Trong khi đó, kết thúc cuộc họp ngày 14/6, các bộ trưởng tài chính Eurozone đã không đạt được thỏa thuận về mức đóng góp của các nhà đầu tư tư nhân trong gói giải cứu thứ hai trị giá 90 tỷ euro dành cho Hy Lạp. Trong hơn một năm qua, cho dù Hy Lạp đã nhận được phần lớn số tiền trong gói cứu trợ quốc tế trị giá 110 tỷ euro, nhưng tình hình tài chính vẫn không được cải thiện và nợ công hiện đã lên tới 350 tỷ euro.
Các chuyên gia kinh tế cảnh báo, nếu không được cấp thêm khoản vay khẩn cấp 12 tỷ euro vào tháng tới, Hy Lạp có thể bị vỡ nợ.
Ngày 15/6, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou tuyên bố sẽ cải tổ nội các, sau khi xảy ra các cuộc biểu tình phản đối các biện pháp thắt lưng buộc bụng tại thủ đô Athens trước khi Chính phủ chuẩn bị trình Quốc hội kế hoạch cắt giảm chi tiêu mới trị giá 28 tỷ euro theo yêu cầu của EU và IMF để có thể nhận được cứu trợ. Tuy nhiên, ông không cho biết quy mô của lần cải tổ nội các này./.
S&P cho rằng việc tụt hạng của bốn ngân hàng gồm NBG, Eurobank EFG, Alpha và Piraeus cho thấy họ đối mặt với các nguy cơ đối với các hồ sơ tài chính, nhất là khả năng thanh khoản từ các hoạt động bán lẻ trong nước và thực trạng vốn, gia tăng đáng kể.
S&P lưu ý khách hàng đang tăng cường rút tiền gửi khỏi ngân hàng với con số lên tới 13 tỷ euro (khoảng 18,6 tỷ USD) trong quý I năm nay so với 28 tỷ euro của cả năm ngoái.
S&P hết sức quan ngại rằng các ngân hàng Hy Lạp đã phải cầu cứu tài chính đặc biệt từ Ngân hàng Trung ương châu Âu, động thái cho thấy "những khó khăn nghiêm trọng trong việc giải quyết tiền tài trợ trong vài năm qua." Các ngân hàng có liên quan trực tiếp và đáng kể tới việc làm xấu đi độ tin cậy về khả năng trả nợ do họ nắm giữ khá lớn trái phiếu của chính phủ.
Đầu tuần này S&P đã đánh tụt hạng trái phiếu dài hạn của Hy Lạp với lý do nguy cơ phá sản của nước thành viên đang ngập trong nợ nần của Eurozone này đang gia tăng đáng kể.
Các nhà phân tích S&P cho rằng tác động của việc tái cơ cấu nợ của Chính phủ Hy Lạp tới các ngân hàng Hy Lạp chủ yếu phụ thuộc vào số nợ bị ảnh hưởng cùng với các điều kiện và điều khoản tái cơ cấu kèm theo.
Trong khi đó, kết thúc cuộc họp ngày 14/6, các bộ trưởng tài chính Eurozone đã không đạt được thỏa thuận về mức đóng góp của các nhà đầu tư tư nhân trong gói giải cứu thứ hai trị giá 90 tỷ euro dành cho Hy Lạp. Trong hơn một năm qua, cho dù Hy Lạp đã nhận được phần lớn số tiền trong gói cứu trợ quốc tế trị giá 110 tỷ euro, nhưng tình hình tài chính vẫn không được cải thiện và nợ công hiện đã lên tới 350 tỷ euro.
Các chuyên gia kinh tế cảnh báo, nếu không được cấp thêm khoản vay khẩn cấp 12 tỷ euro vào tháng tới, Hy Lạp có thể bị vỡ nợ.
Ngày 15/6, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou tuyên bố sẽ cải tổ nội các, sau khi xảy ra các cuộc biểu tình phản đối các biện pháp thắt lưng buộc bụng tại thủ đô Athens trước khi Chính phủ chuẩn bị trình Quốc hội kế hoạch cắt giảm chi tiêu mới trị giá 28 tỷ euro theo yêu cầu của EU và IMF để có thể nhận được cứu trợ. Tuy nhiên, ông không cho biết quy mô của lần cải tổ nội các này./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)