Hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) vừa cho hay các điều kiện cho vay của quỹ tín dụng mới mang tên Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) của Liên minh châu Âu (EU), có thể buộc hãng phải hạ mức đánh giá tín dụng dài hạn đối với Bồ Đào Nha đi hai bậc, từ A- xuống BBB-, mức xếp hạng đầu tư thấp nhất của S&P.
EU đang hoàn tất kế hoạch thay thế quỹ trợ giúp tạm thời hiện nay có tên Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) bằng ESM vào năm 2013.
S&P lưu ý những tuyên bố gần đây của các nhà hoạch định chính sách khu vực đồng euro (Eurozone) cho thấy việc cho vay của ESM sẽ phụ thuộc vào việc tái cơ cấu nợ nhà nước để đảm bảo sự ổn định tài chính, và ESM sẽ nhận được khoản tiền thanh toán trước những người sở hữu trái phiếu trong trường hợp vỡ nợ.
Hãng S&P nhấn mạnh rằng nếu những điều kiện cho vay này được khẳng định trong cuộc họp các nhà lãnh đạo châu Âu trong tháng này, hãng có thể sẽ hạ mức đánh giá tín dụng của Bồ Đào Nha.
Bồ Đào Nha đang chịu sức ép từ những tin đồn đoán rằng các nước thành viên Eurozone muốn họ phải chấp nhận khoản cứu trợ để tránh khủng hoảng lan sang các nước khác, trong đó có nước láng giềng Tây Ban Nha.
Quốc gia Bồ Đào Nha hiện được xem là nước Eurozone tiếp theo đứng trước nhiều nguy cơ do thâm hụt ngân sách và nợ ở mức cao, trong khi tăng trưởng kinh tế trì trệ. Nước này hiện phải trang trải khoản nợ 20 tỷ euro, theo lịch sẽ đáo hạn vào giữa năm 2011./.
EU đang hoàn tất kế hoạch thay thế quỹ trợ giúp tạm thời hiện nay có tên Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) bằng ESM vào năm 2013.
S&P lưu ý những tuyên bố gần đây của các nhà hoạch định chính sách khu vực đồng euro (Eurozone) cho thấy việc cho vay của ESM sẽ phụ thuộc vào việc tái cơ cấu nợ nhà nước để đảm bảo sự ổn định tài chính, và ESM sẽ nhận được khoản tiền thanh toán trước những người sở hữu trái phiếu trong trường hợp vỡ nợ.
Hãng S&P nhấn mạnh rằng nếu những điều kiện cho vay này được khẳng định trong cuộc họp các nhà lãnh đạo châu Âu trong tháng này, hãng có thể sẽ hạ mức đánh giá tín dụng của Bồ Đào Nha.
Bồ Đào Nha đang chịu sức ép từ những tin đồn đoán rằng các nước thành viên Eurozone muốn họ phải chấp nhận khoản cứu trợ để tránh khủng hoảng lan sang các nước khác, trong đó có nước láng giềng Tây Ban Nha.
Quốc gia Bồ Đào Nha hiện được xem là nước Eurozone tiếp theo đứng trước nhiều nguy cơ do thâm hụt ngân sách và nợ ở mức cao, trong khi tăng trưởng kinh tế trì trệ. Nước này hiện phải trang trải khoản nợ 20 tỷ euro, theo lịch sẽ đáo hạn vào giữa năm 2011./.
Như Mai (TTXVN/Vietnam+)