Một kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học Đức, Hà Lan và Anh kết hợp tiến hành cho biết những trẻ vị thành niên (ở độ tuổi từ 10-19) và thanh niên trẻ (từ 19-24 tuổi) nếu sử dụng cần sa sẽ đối mặt với nguy cơ tăng cao bị rối loạn tâm thần.
Kết quả nghiên cứu trên được đăng tải trên tạp chí Science Daily.
Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã xem xét 1.900 người ở độ tuổi từ 14-24 trong khoảng thời gian tám năm. Kết quả phân tích cho thấy những người bắt đầu sử dụng cần sa sau khi thí nghiệm được tiến hành và những người đã sử dụng trước đó hoặc sau này đều có nguy cơ rối loạn tâm thần cao hơn so với những người không bao giờ sử dụng.
Các nhà khoa học cho rằng sử dụng cần sa là một yếu tố nguy cơ đối với việc phát triển các triệu chứng tâm thần ngẫu nhiên và việc sử dụng lâu dài chất này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm thần.
Trước đây, các nhà khoa học Australia cũng phát hiện ra rằng nếu dùng cần sa lâu dài có thể làm tăng chứng ảo giác, hoang tưởng và rối loạn tâm thần.
Các nhà khoa học Australia đã phỏng vấn gần 3.100 thanh niên trong độ tuổi 20 về việc dùng cần sa và thấy rằng khoảng 18% cho biết họ đã sử dụng cần sa từ 1 đến 3 năm, 16% sử dụng khoảng 4 năm và hơn 14% sử dụng trên 6 năm. Trong đó, 65 người được chẩn đoán mắc chứng tâm thần phân liệt, 233 người có xu hướng bị ảo giác.
So với những thanh niên không bao giờ dùng cần sa, các thanh niên sử dụng cần sa có thời gian từ 6 năm trở lên sẽ dễ bị mắc chứng rối loạn tâm thần cao gấp 2 lần. Cần sa hay tài mà, gai dầu, gai mèo (Cannabis) là một chi thực vật có hoa bao gồm ba loài Cannabis sativa L., Cannabis indica Lam., và Cannabis ruderalis Janisch. Ba loài này là thực vật với bản địa ở Trung Á và các khu vực xung quanh. Cần sa đã được sử dụng từ lâu để lấy sợi, hay dùng như chất ma túy hoặc trị bệnh./.
Kết quả nghiên cứu trên được đăng tải trên tạp chí Science Daily.
Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã xem xét 1.900 người ở độ tuổi từ 14-24 trong khoảng thời gian tám năm. Kết quả phân tích cho thấy những người bắt đầu sử dụng cần sa sau khi thí nghiệm được tiến hành và những người đã sử dụng trước đó hoặc sau này đều có nguy cơ rối loạn tâm thần cao hơn so với những người không bao giờ sử dụng.
Các nhà khoa học cho rằng sử dụng cần sa là một yếu tố nguy cơ đối với việc phát triển các triệu chứng tâm thần ngẫu nhiên và việc sử dụng lâu dài chất này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm thần.
Trước đây, các nhà khoa học Australia cũng phát hiện ra rằng nếu dùng cần sa lâu dài có thể làm tăng chứng ảo giác, hoang tưởng và rối loạn tâm thần.
Các nhà khoa học Australia đã phỏng vấn gần 3.100 thanh niên trong độ tuổi 20 về việc dùng cần sa và thấy rằng khoảng 18% cho biết họ đã sử dụng cần sa từ 1 đến 3 năm, 16% sử dụng khoảng 4 năm và hơn 14% sử dụng trên 6 năm. Trong đó, 65 người được chẩn đoán mắc chứng tâm thần phân liệt, 233 người có xu hướng bị ảo giác.
So với những thanh niên không bao giờ dùng cần sa, các thanh niên sử dụng cần sa có thời gian từ 6 năm trở lên sẽ dễ bị mắc chứng rối loạn tâm thần cao gấp 2 lần. Cần sa hay tài mà, gai dầu, gai mèo (Cannabis) là một chi thực vật có hoa bao gồm ba loài Cannabis sativa L., Cannabis indica Lam., và Cannabis ruderalis Janisch. Ba loài này là thực vật với bản địa ở Trung Á và các khu vực xung quanh. Cần sa đã được sử dụng từ lâu để lấy sợi, hay dùng như chất ma túy hoặc trị bệnh./.
Khắc Hiếu/Washington (Vietnam+)