Ban Bí thư Trung ương Đảng kỷ luật nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng và vụ cháy quán karaoke ở Hà Nội làm 13 người tử vong là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Hà Nội: Cháy quán karaoke ở phố Trần Thái Tông, 13 người tử vong
Chiều 1/11, một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại quán karaoke ở số 68 phố Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, Hà Nội khiến 13 người tử vong và toàn bộ tài sản trong quán bị thiêu rụi.
Vụ cháy nghiêm trọng này nối dài danh sách các vụ hỏa hoạn tại các quán karaoke trên địa bàn thành phố thời gian gần đây.
Sau sự việc, các cơ quan chức năng ồ ạt vào cuộc. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy xảy ra tại quán này.
Cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tổ chức tổng kiểm tra công tác an toàn phòng cháy chữa cháy tại toàn bộ 1.204 quán karaoke trên địa bàn thành phố Hà Nội từ ngày 2/11.
Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu các cơ quan chức năng của thành phố tạm ngừng cấp phép kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn thành phố từ ngày 5/11.
Xem thêm: Xác nhận có 13 người tử vong trong vụ cháy trên phố Trần Thái Tông
Vụ cháy nghiêm trọng này nối dài danh sách các vụ hỏa hoạn tại các quán karaoke trên địa bàn thành phố thời gian gần đây.
Sau sự việc, các cơ quan chức năng ồ ạt vào cuộc. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy xảy ra tại quán này.
Cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tổ chức tổng kiểm tra công tác an toàn phòng cháy chữa cháy tại toàn bộ 1.204 quán karaoke trên địa bàn thành phố Hà Nội từ ngày 2/11.
Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu các cơ quan chức năng của thành phố tạm ngừng cấp phép kinh doanh karaoke, vũ trường trên địa bàn thành phố từ ngày 5/11.
Hiện trường vụ cháy nghiêm trọng tại quán karaoke 68 Trần Thái Tông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Xem thêm: Xác nhận có 13 người tử vong trong vụ cháy trên phố Trần Thái Tông
Không có vùng cấm trong vụ kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng
Ngày 2/11, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Bí thư đã họp để xem xét thi hành kỷ luật trong công tác cán bộ đối với Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương và ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương trong thời gian 2011-2016, thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương trong thời gian 2011-2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng.
Bên lề Quốc hội chiều 4/11, trao đổi với báo giới việc xử lý về mặt chính quyền đối với nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, sau khi bị Ban Bí thư cách chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng cho rằng theo quy định của Đảng, sau khi xử lý về mặt Đảng thì về mặt chính quyền và đoàn thể cũng phải xử lý tương ứng.
Trước câu hỏi cần có cơ chế như thế nào để giám sát những người ở chức vụ cao như ông Hoàng, để có thể phát hiện các sai phạm khi đang đương chức, không để nghỉ hưu rồi mới phát hiện ra, ông Vượng cho hay tất cả các cơ chế giám sát hiện nay đều có thể làm được nếu như tất cả mọi người đều làm đúng trách nhiệm của mình. Dĩ nhiên, các cơ chế đó giờ tiếp tục phải hoàn thiện.
"Có thể do trong quá trình giám sát không thực hiện đầy đủ, còn cơ chế giám sát của Đảng, Nhà nước lúc nào cũng có và chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện tiếp để đi cùng với quá trình phát triển," ông Vượng nói.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng cho biết tinh thần của Đảng là sẽ tiếp tục kiểm tra, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm, “xử lý không có vùng cấm, bất cứ ai vi phạm cũng phải xử lý, đúng theo tinh thần của Đảng, Nhà nước."
Xem thêm: Ông Trần Quốc Vượng: Không có vùng cấm trong vụ ông Vũ Huy Hoàng
Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương trong thời gian 2011-2016, thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương trong thời gian 2011-2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng.
Bên lề Quốc hội chiều 4/11, trao đổi với báo giới việc xử lý về mặt chính quyền đối với nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, sau khi bị Ban Bí thư cách chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng cho rằng theo quy định của Đảng, sau khi xử lý về mặt Đảng thì về mặt chính quyền và đoàn thể cũng phải xử lý tương ứng.
Trước câu hỏi cần có cơ chế như thế nào để giám sát những người ở chức vụ cao như ông Hoàng, để có thể phát hiện các sai phạm khi đang đương chức, không để nghỉ hưu rồi mới phát hiện ra, ông Vượng cho hay tất cả các cơ chế giám sát hiện nay đều có thể làm được nếu như tất cả mọi người đều làm đúng trách nhiệm của mình. Dĩ nhiên, các cơ chế đó giờ tiếp tục phải hoàn thiện.
"Có thể do trong quá trình giám sát không thực hiện đầy đủ, còn cơ chế giám sát của Đảng, Nhà nước lúc nào cũng có và chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện tiếp để đi cùng với quá trình phát triển," ông Vượng nói.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng cho biết tinh thần của Đảng là sẽ tiếp tục kiểm tra, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm, “xử lý không có vùng cấm, bất cứ ai vi phạm cũng phải xử lý, đúng theo tinh thần của Đảng, Nhà nước."
Nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Xem thêm: Ông Trần Quốc Vượng: Không có vùng cấm trong vụ ông Vũ Huy Hoàng
Việt Nam thực hiện các đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng
Tối 2/11, phát biểu trước các đại biểu đại diện các định chế tài chính toàn cầu, các nhà hoạch định chính sách cùng đông đảo doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham dự Hội nghị Kinh tế đối ngoại 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn qua Hội nghị, các đại biểu, doanh nghiệp sẽ hiểu thêm về chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển, hội nhập của Việt Nam và tìm thấy nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư thuận lợi.
Thủ tướng nêu rõ sau 30 năm thực hiện đường lối Đổi mới, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Từ nước nghèo kém phát triển, chịu nhiều hậu quả nặng nề của chiến tranh, nền kinh tế kế hoạch, bao cấp kéo dài, Việt Nam đã nỗ lực vươn lên trở thành quốc gia đang phát triển có nền kinh tế thị trường với thu nhập trung bình.
Năm 2015 quy mô GDP đạt trên 200 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng đạt khoảng 2.100 USD (nếu tính theo sức mua tương đương PPP đạt 5.600 USD). Việt Nam luôn giữ vững ổn định chính trị, kinh tế, xã hội, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.
Tại phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 9/2015, Việt Nam là một trong sáu quốc gia được vinh danh về hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), nổi bật là mục tiêu về giảm nghèo.
Việt Nam chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN, ký kết, tham gia 14 Hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm cả các Hiệp định FTA thế hệ mới với tiêu chuẩn cao, trong đó có sự tham gia của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hiệp định FTA với 28 nước EU... và đang đàm phán một số FTA khác.
Theo Báo cáo môi trường kinh doanh toàn cầu của WB vừa công bố, Việt Nam xếp thứ 82/190, tăng 9 bậc so với năm 2015. Tuy vậy, các chỉ số của Việt Nam về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh do WB, WEF xếp hạng còn thấp so với các nước nhóm đầu ASEAN.
Nhấn mạnh đến xu thế phát triển kinh tế toàn cầu thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam đang tập trung tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện các đột phá chiến lược nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng; phát triển dựa trên sức cạnh tranh, lợi thế so sánh; tích cực hội nhập, tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu và tăng cường năng lực để tham gia các công đoạn có giá trị gia tăng cao và nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế.
Xem thêm: Việt Nam thực hiện các đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng
Thủ tướng nêu rõ sau 30 năm thực hiện đường lối Đổi mới, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Từ nước nghèo kém phát triển, chịu nhiều hậu quả nặng nề của chiến tranh, nền kinh tế kế hoạch, bao cấp kéo dài, Việt Nam đã nỗ lực vươn lên trở thành quốc gia đang phát triển có nền kinh tế thị trường với thu nhập trung bình.
Năm 2015 quy mô GDP đạt trên 200 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng đạt khoảng 2.100 USD (nếu tính theo sức mua tương đương PPP đạt 5.600 USD). Việt Nam luôn giữ vững ổn định chính trị, kinh tế, xã hội, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.
Tại phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 9/2015, Việt Nam là một trong sáu quốc gia được vinh danh về hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), nổi bật là mục tiêu về giảm nghèo.
Việt Nam chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tích cực xây dựng Cộng đồng ASEAN, ký kết, tham gia 14 Hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm cả các Hiệp định FTA thế hệ mới với tiêu chuẩn cao, trong đó có sự tham gia của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hiệp định FTA với 28 nước EU... và đang đàm phán một số FTA khác.
Theo Báo cáo môi trường kinh doanh toàn cầu của WB vừa công bố, Việt Nam xếp thứ 82/190, tăng 9 bậc so với năm 2015. Tuy vậy, các chỉ số của Việt Nam về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh do WB, WEF xếp hạng còn thấp so với các nước nhóm đầu ASEAN.
Nhấn mạnh đến xu thế phát triển kinh tế toàn cầu thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam đang tập trung tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện các đột phá chiến lược nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng; phát triển dựa trên sức cạnh tranh, lợi thế so sánh; tích cực hội nhập, tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu và tăng cường năng lực để tham gia các công đoạn có giá trị gia tăng cao và nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Việt Nam thực hiện các đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng
Lãnh đạo Vinatex: Mục tiêu xuất khẩu 31 tỷ USD khó cán đích
Theo lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), những biến động kinh tế trong nước và thế giới đã tác động mạnh đến kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam và khả năng sẽ không hoàn thành kế hoạch đề ra từ đầu năm.
Thông tin tại buổi họp báo Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may, thiết bị và nguyên phụ liệu 2016 do Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tổ chức ngày 2/11, tại Hà Nội, ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn cho biết, mức tăng trưởng cả năm của toàn ngành chỉ đạt từ 6%-7%, tương đương giá trị khoảng 28-29 tỷ USD.
Như vậy, so với mục tiêu đề từ đầu năm là 31 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu năm 2016 của toàn ngành dệt may sẽ giảm từ 2-3 tỷ USD.
Chỉ ra nguyên nhân lãnh đạo Vinatex cho biết, mặc dù Việt Nam đã ký được nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) là điều kiện để mở rộng thị trường nhưng đi kèm theo đó là áp lực cạnh tranh cũng hết sức gay gắt.
Phân tích thêm, ông Dũng cho rằng, hiện nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng dệt may trên thế giới đã bão hòa và mẫu mã, giá cả sẽ là những vấn đề sống còn để cạnh tranh, do vậy việc sụt giảm về giá đã tác động đến mục tiêu chung.
Từ thực tế đó, lãnh đạo Vinatex khuyến nghị các doanh nghiệp trong nước cần nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc tiếp thu, chuyển giao công nghệ để từ đó có thể nâng cao chất lượng và năng suất lao động cũng như tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, hơn thế nữa là trở thành một nhà kinh doanh thương mại chuyên nghiệp trên thị trường thế giới.
Nhìn nhận về năm tới, ông Dũng tỏ ra không mấy lạc quan khi cho biết, năm 2017 sẽ tiếp tục là năm cạnh tranh và rất khó khăn cho ngành dệt may. Do vậy, để chuẩn bị tốt, theo ông, các doanh nghiệp trong ngành dệt may cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, giảm bớt khâu trung gian để đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng.
Xem thêm: Lãnh đạo Vinatex: Mục tiêu xuất khẩu 31 tỷ USD khó cán đích
Thông tin tại buổi họp báo Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may, thiết bị và nguyên phụ liệu 2016 do Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tổ chức ngày 2/11, tại Hà Nội, ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn cho biết, mức tăng trưởng cả năm của toàn ngành chỉ đạt từ 6%-7%, tương đương giá trị khoảng 28-29 tỷ USD.
Như vậy, so với mục tiêu đề từ đầu năm là 31 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu năm 2016 của toàn ngành dệt may sẽ giảm từ 2-3 tỷ USD.
Chỉ ra nguyên nhân lãnh đạo Vinatex cho biết, mặc dù Việt Nam đã ký được nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) là điều kiện để mở rộng thị trường nhưng đi kèm theo đó là áp lực cạnh tranh cũng hết sức gay gắt.
Phân tích thêm, ông Dũng cho rằng, hiện nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng dệt may trên thế giới đã bão hòa và mẫu mã, giá cả sẽ là những vấn đề sống còn để cạnh tranh, do vậy việc sụt giảm về giá đã tác động đến mục tiêu chung.
Từ thực tế đó, lãnh đạo Vinatex khuyến nghị các doanh nghiệp trong nước cần nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc tiếp thu, chuyển giao công nghệ để từ đó có thể nâng cao chất lượng và năng suất lao động cũng như tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, hơn thế nữa là trở thành một nhà kinh doanh thương mại chuyên nghiệp trên thị trường thế giới.
Nhìn nhận về năm tới, ông Dũng tỏ ra không mấy lạc quan khi cho biết, năm 2017 sẽ tiếp tục là năm cạnh tranh và rất khó khăn cho ngành dệt may. Do vậy, để chuẩn bị tốt, theo ông, các doanh nghiệp trong ngành dệt may cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, giảm bớt khâu trung gian để đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Lãnh đạo Vinatex: Mục tiêu xuất khẩu 31 tỷ USD khó cán đích
Chính phủ cần tích cực hơn trong quản lý và tái cơ cấu nợ công
Cần tính trước những tác động không thuận đến thu chi ngân sách, Chính phủ cần tích cực hơn nữa trong tái cơ cấu ngân sách giai đoạn tới - đây là đề nghị của các đại biểu khi thảo luận về kế hoạch tài chính 5 năm; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020 (trong đó có đánh giá toàn diện các mặt công tác huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2011-2015).
Nhìn nhận về con số ước bội chi ngân sách năm 2016, dư nợ công sát ngưỡng 65% GDP, nợ Chính phủ ở mức 53,1% GDP, vượt ngưỡng cho phép, các đại biểu cho rằng nếu tăng trưởng GDP năm 2016 không đạt mục tiêu đề ra thì các tỷ lệ này còn cao hơn. Dự báo chi trả nợ sẽ tiếp tục tăng cao trong các năm 2016, 2017, 2018. Đến thời điểm này, tăng trưởng GDP khó đạt mục tiêu đề ra.
Theo các đại biểu, việc quản lý, sử dụng vốn vay cũng chưa đạt hiệu quả cao, kéo dài thời gian thu hồi vốn, tạo thêm gánh nặng trả nợ, trong giai đoạn 2016-2020, nhu cầu vốn vay còn rất lớn, song nếu tiếp tục đầu tư dàn trải, lãng phí như thời gian qua, hậu quả không chỉ dừng lại ở tăng rủi ro cho hệ thống tài chính, mất an toàn nợ công mà góp phần gây mất ổn định kinh tế vĩ mô.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, triển khai Luật ngân sách nhà nước năm 2015, Chính phủ đã xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn 2016-2020, mục tiêu định hướng, sử dụng vốn vay giai đoạn 2016-2020.
Bộ trưởng cho biết nợ công giai đoạn 2011-2015 tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn là đúng. Nhìn lại giai đoạn 2001 là 36,5%, 2005 là 40,8%, 2010 là 50%, 2015 là 62,2% GDP.
Bộ trưởng thông tin về một số giải pháp, trong đó nhấn mạnh đến việc tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý nợ công, ngân sách, từng bước tiến hành tái cơ cấu lại nợ công. Thời gian tới, Bộ sẽ đề xuất Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật quản lý nợ công; rà soát lại chiến lược nợ công cũng như các chính sách về thuế, theo đề án tái cơ cấu lại ngân sách nhà nước, đảm bảo an toàn nợ công.Đồng thời, từng bước tiến hành tái cơ cấu lại nợ công, đầu tiên là đẩy mạnh nợ trong nước, giảm nợ nước ngoài (thời điểm này, nợ trong nước đã lên hơn 50% và nợ nước ngoài 43%); tái cơ cấu lại kỳ hạn, lãi suất của nợ công./.
Xem thêm: Chính phủ cần tích cực hơn trong quản lý và tái cơ cấu nợ công
Nhìn nhận về con số ước bội chi ngân sách năm 2016, dư nợ công sát ngưỡng 65% GDP, nợ Chính phủ ở mức 53,1% GDP, vượt ngưỡng cho phép, các đại biểu cho rằng nếu tăng trưởng GDP năm 2016 không đạt mục tiêu đề ra thì các tỷ lệ này còn cao hơn. Dự báo chi trả nợ sẽ tiếp tục tăng cao trong các năm 2016, 2017, 2018. Đến thời điểm này, tăng trưởng GDP khó đạt mục tiêu đề ra.
Theo các đại biểu, việc quản lý, sử dụng vốn vay cũng chưa đạt hiệu quả cao, kéo dài thời gian thu hồi vốn, tạo thêm gánh nặng trả nợ, trong giai đoạn 2016-2020, nhu cầu vốn vay còn rất lớn, song nếu tiếp tục đầu tư dàn trải, lãng phí như thời gian qua, hậu quả không chỉ dừng lại ở tăng rủi ro cho hệ thống tài chính, mất an toàn nợ công mà góp phần gây mất ổn định kinh tế vĩ mô.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, triển khai Luật ngân sách nhà nước năm 2015, Chính phủ đã xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn 2016-2020, mục tiêu định hướng, sử dụng vốn vay giai đoạn 2016-2020.
Bộ trưởng cho biết nợ công giai đoạn 2011-2015 tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn là đúng. Nhìn lại giai đoạn 2001 là 36,5%, 2005 là 40,8%, 2010 là 50%, 2015 là 62,2% GDP.
Bộ trưởng thông tin về một số giải pháp, trong đó nhấn mạnh đến việc tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý nợ công, ngân sách, từng bước tiến hành tái cơ cấu lại nợ công. Thời gian tới, Bộ sẽ đề xuất Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật quản lý nợ công; rà soát lại chiến lược nợ công cũng như các chính sách về thuế, theo đề án tái cơ cấu lại ngân sách nhà nước, đảm bảo an toàn nợ công.Đồng thời, từng bước tiến hành tái cơ cấu lại nợ công, đầu tiên là đẩy mạnh nợ trong nước, giảm nợ nước ngoài (thời điểm này, nợ trong nước đã lên hơn 50% và nợ nước ngoài 43%); tái cơ cấu lại kỳ hạn, lãi suất của nợ công./.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Chính phủ cần tích cực hơn trong quản lý và tái cơ cấu nợ công
Điện thoại, dệt may và da giày đứng đầu nhóm hàng xuất siêu
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong 10 tháng năm nay ước đạt 284,64 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2015; trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 144,08 tỷ USD, giá trị nhập khẩu là 140,56 tỷ USD.
Trong 10 tháng năm nay, thương mại hàng hóa của Việt Nam ước xuất siêu gần 3,52 tỷ USD.
Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy hai mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may là 2 nhóm hàng xuất siêu trong 10 tháng qua.
Cụ thể, tổng trị giá xuất khẩu 10 tháng của mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện là 28,3 tỷ USD. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này là 8,55 tỷ USD. Như vậy, nhóm hàng này xuất siêu tới 19,75 tỷ USD.
Nhóm hàng thứ hai xuất siêu trong 10 tháng là dệt may và da giày. Tổng kim ngạch xuất khẩu của hai mặt hàng này trong 10 tháng là 30,26 tỷ USD; nhập khẩu vải các loại, nguyên liệu da giày, dệt may là 12,7 tỷ USD. Như vậy, nhóm hàng này xuất siêu tới 17,56 tỷ USD.
Một số mặt hàng nằm trong nhóm xuất khẩu chủ yếu khác cũng phải kể đến là hàng thủy sản, càphê, gỗ và sản phẩm gỗ. Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản trong 10 tháng ước đạt 5,74 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái; tổng kim ngạch xuất khẩu càphê ước đạt gần 2,78 tỷ USD, tăng 26,2%; tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 5,58 tỷ USD, tăng 0,7%. ./.
Xem thêm: Điện thoại, dệt may và da giày đứng đầu nhóm hàng xuất siêu
Trong 10 tháng năm nay, thương mại hàng hóa của Việt Nam ước xuất siêu gần 3,52 tỷ USD.
Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy hai mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may là 2 nhóm hàng xuất siêu trong 10 tháng qua.
Cụ thể, tổng trị giá xuất khẩu 10 tháng của mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện là 28,3 tỷ USD. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này là 8,55 tỷ USD. Như vậy, nhóm hàng này xuất siêu tới 19,75 tỷ USD.
Nhóm hàng thứ hai xuất siêu trong 10 tháng là dệt may và da giày. Tổng kim ngạch xuất khẩu của hai mặt hàng này trong 10 tháng là 30,26 tỷ USD; nhập khẩu vải các loại, nguyên liệu da giày, dệt may là 12,7 tỷ USD. Như vậy, nhóm hàng này xuất siêu tới 17,56 tỷ USD.
Một số mặt hàng nằm trong nhóm xuất khẩu chủ yếu khác cũng phải kể đến là hàng thủy sản, càphê, gỗ và sản phẩm gỗ. Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản trong 10 tháng ước đạt 5,74 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái; tổng kim ngạch xuất khẩu càphê ước đạt gần 2,78 tỷ USD, tăng 26,2%; tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 5,58 tỷ USD, tăng 0,7%. ./.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Điện thoại, dệt may và da giày đứng đầu nhóm hàng xuất siêu
Việt Nam đã ghi nhận 36 trường hợp mắc virus Zika
Theo Cục Y tế dự phòng và Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh Việt Nam (EOC), Zika đã trở thành bệnh lưu hành, với số liệu thống kê tính đến ngày 5/11, Việt Nam ghi nhận 36 trường hợp dương tính với virus Zika.
Cụ thể, Thành phố Hồ Chí Minh có 29 trường hợp; Đắk Lắk và Bình Dương ghi nhận 2 trường hợp mỗi tỉnh; Khánh Hoà, Phú Yên và Long An, mỗi tỉnh có 1 trường hợp.
Số lượng nhiễm Zika tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên trong thời gian qua do ngành y tế đang tăng cường giám sát dịch tại đây.
Trong quá trình giám sát, các bệnh nhân nhiễm Zika hầu hết đều có triệu chứng rất nhẹ nên không phải tất cả mọi trường hợp đều đến bệnh viện khám.
Trước bối cảnh đó, thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Long đã họp với Cục Y tế dự phòng, Văn phòng EOC và đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC) để xem xét tăng cường khả năng dự phòng, đáp ứng dịch, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt đối với nhóm phụ nữ mang thai, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất biến chứng do bệnh gây ra.
Vấn đề được Bộ Y tế quan tâm hàng đầu hiện nay trong công tác phòng chống dịch Zika là đảm bảo sức khỏe của thai phụ, dự phòng và giảm thiểu nguy cơ trẻ mắc chứng đầu nhỏ do virus Zika.
Vừa qua đã phát hiện trường hợp trẻ mắc dị tật đầu nhỏ mới nhất ở Đắk Lắk, nên trong thời gian tới có thể ghi nhận thêm các trường hợp mắc mới.
Xem thêm: Việt Nam đã ghi nhận 36 trường hợp mắc virus Zika
Cụ thể, Thành phố Hồ Chí Minh có 29 trường hợp; Đắk Lắk và Bình Dương ghi nhận 2 trường hợp mỗi tỉnh; Khánh Hoà, Phú Yên và Long An, mỗi tỉnh có 1 trường hợp.
Số lượng nhiễm Zika tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên trong thời gian qua do ngành y tế đang tăng cường giám sát dịch tại đây.
Trong quá trình giám sát, các bệnh nhân nhiễm Zika hầu hết đều có triệu chứng rất nhẹ nên không phải tất cả mọi trường hợp đều đến bệnh viện khám.
Trước bối cảnh đó, thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Long đã họp với Cục Y tế dự phòng, Văn phòng EOC và đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC) để xem xét tăng cường khả năng dự phòng, đáp ứng dịch, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt đối với nhóm phụ nữ mang thai, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất biến chứng do bệnh gây ra.
Vấn đề được Bộ Y tế quan tâm hàng đầu hiện nay trong công tác phòng chống dịch Zika là đảm bảo sức khỏe của thai phụ, dự phòng và giảm thiểu nguy cơ trẻ mắc chứng đầu nhỏ do virus Zika.
Vừa qua đã phát hiện trường hợp trẻ mắc dị tật đầu nhỏ mới nhất ở Đắk Lắk, nên trong thời gian tới có thể ghi nhận thêm các trường hợp mắc mới.
Đoàn công tác của Bộ Y tế thăm khám cho bệnh nhi bị dị tật đầu nhỏ vào ngày 18/10. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Xem thêm: Việt Nam đã ghi nhận 36 trường hợp mắc virus Zika
Sẽ thí điểm cấp visa điện tử cho khách quốc tế
Tại cuộc họp báo sáng 4/11, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết bắt đầu từ ngày 1/1/2017, Việt Nam sẽ thí điểm thực hiện cấp visa điện tử (e - visa) cho du khách quốc tế đến Việt Nam.
Việc thí điểm này sẽ diễn ra trong 2 năm, từ năm 2017- 2018.
Theo đó, toàn bộ quá trình từ nộp hồ sơ, xem xét giải quyết và thông báo kết quả cấp visa cho khách quốc tế đều thực hiện bằng phương tiện điện tử.
Việc trả phí cấp visa cũng sẽ được chuyển qua tài khoản ngân hàng nhằm công khai, minh bạch hóa tài chính, thuận lợi cho du khách theo dõi, hạn chế các chi phí trung gian.
Thời gian xem xét cấp visa điện tử là 3 ngày; thời hạn của visa là 30 ngày.
Để làm được visa điện tử, du khách cũng không cần tới thư bảo lãnh hay thư mời như visa truyền thống.
Xem thêm: Du khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt hơn 8 triệu lượt
Việc thí điểm này sẽ diễn ra trong 2 năm, từ năm 2017- 2018.
Theo đó, toàn bộ quá trình từ nộp hồ sơ, xem xét giải quyết và thông báo kết quả cấp visa cho khách quốc tế đều thực hiện bằng phương tiện điện tử.
Việc trả phí cấp visa cũng sẽ được chuyển qua tài khoản ngân hàng nhằm công khai, minh bạch hóa tài chính, thuận lợi cho du khách theo dõi, hạn chế các chi phí trung gian.
Thời gian xem xét cấp visa điện tử là 3 ngày; thời hạn của visa là 30 ngày.
Để làm được visa điện tử, du khách cũng không cần tới thư bảo lãnh hay thư mời như visa truyền thống.
Du khách vui chơi tại khu du lịch Suối Moọc và Sông Chày-Hang Tối trong quần thể du lịch hang động Quảng Bình. (Ảnh: Đức Thọ/TTXVN)
Xem thêm: Du khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt hơn 8 triệu lượt
Miền Trung ngập lụt và thiệt hại nặng do mưa lũ
Do ảnh hưởng của bộ phận không khí lạnh đang di chuyển về phía Nam, kết hợp với nhiễu động gió đông trên cao nên trong các ngày từ 31-10 đến 3-11-2016 tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Phú Yên có nơi mưa to đến rất to, tiếp tục gây nhiều thiệt hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.
Tính đến 3-11-2016, Tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị mưa bão đã làm 4 người chết, 12 người bị thương; 7 nhà bị sập, 16 nhà bị hư hỏng, 367 nhà bị ngập nước; 35 ha lúa và 261 ha hoa màu, cây trồng bị ngập, hư hỏng, 182 gia súc, 6070 gia cầm bị cuốn trôi. Hiện vẫn còn một số tuyến quốc lộ, đường tỉnh lộ, huyện lộ và giao thông nông thôn ở Hà Tĩnh và Quảng Bình bị ngập.
Tại Bình Định 26 nhà bị sập, 21 nhà tốc mái, 1.450 nhà bị ngập nước, 217 hộ dân đang được di dời khỏi vùng bị ngập sâu, 230 hộ bị cô lập. Tại Phú Yên, mưa lũ làm 7 người mất tích…
Để ứng phó với mưa lũ tại miền Trung, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1925, yêu cầu các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế và các Bộ, ngành tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ ở miền Trung.
Xem thêm: Mưa lũ tiếp tục gây ra nhiều thiệt hại tại các địa phương
Tính đến 3-11-2016, Tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị mưa bão đã làm 4 người chết, 12 người bị thương; 7 nhà bị sập, 16 nhà bị hư hỏng, 367 nhà bị ngập nước; 35 ha lúa và 261 ha hoa màu, cây trồng bị ngập, hư hỏng, 182 gia súc, 6070 gia cầm bị cuốn trôi. Hiện vẫn còn một số tuyến quốc lộ, đường tỉnh lộ, huyện lộ và giao thông nông thôn ở Hà Tĩnh và Quảng Bình bị ngập.
Tại Bình Định 26 nhà bị sập, 21 nhà tốc mái, 1.450 nhà bị ngập nước, 217 hộ dân đang được di dời khỏi vùng bị ngập sâu, 230 hộ bị cô lập. Tại Phú Yên, mưa lũ làm 7 người mất tích…
Để ứng phó với mưa lũ tại miền Trung, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1925, yêu cầu các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế và các Bộ, ngành tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ ở miền Trung.
Hàng nghìn nhà dân ở huyện Tuy An và Đồng Xuân bị ngập. (Ảnh: Thế Lập/Vietnam+)
Xem thêm: Mưa lũ tiếp tục gây ra nhiều thiệt hại tại các địa phương
Môi trường biển ở bốn tỉnh miền Trung đã cơ bản được phục hồi
Chiều 31/10, tại tỉnh Hà Tĩnh, Đoàn công tác của Chính phủ do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế về công tác bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do sự cố môi trường biển.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, ngay sau khi sự cố môi trường biển xảy ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã vào cuộc đồng bộ, quyết liệt để sớm tìm ra nguyên nhân sự cố.
Đến nay, môi trường biển đã cơ bản được phục hồi; tình hình sản xuất, đời sống của người dân từng bước được khôi phục, đã có 2 tỉnh là Thừa Thiên-Huế và Hà Tĩnh thực hiện chi trả đợt I, người dân đã nhận được tiền bồi thường.
Về kết quả thực hiện các chính sách, Bộ Tài chính đã xuất cấp không thu tiền cho 4 tỉnh 15.027.726 tấn gạo, trong đó Hà Tĩnh và Thừa Thiên-Huế đã hỗ trợ đủ gạo cho người dân.
Bộ Tài chính cũng đã tạm ứng 70% kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ ngư dân 3 tỉnh là 59 tỷ đồng (riêng tỉnh Hà Tĩnh đã ứng ngân sách địa phương để xử lý, chưa đề nghị Trung ương hỗ trợ).
Đến thời điểm này, các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc kê khai, niêm yết, xác định thiệt hại; áp định mức, tính toán giá trị thiệt hại, niêm yết công khai, hướng dẫn giải đáp các thắc mắc của người dân.
Hiện nay, theo Bộ Y tế, tại 4 tỉnh còn 5.369 tấn hải sản tồn kho, trong đó có 82% số lượng đảm bảo an toàn thực phẩm.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã cơ bản khắc phục 45/53 lỗi về thủ tục hành chính, 8 lỗi còn lại đang trong quá trình khắc phục theo cam kết.
Xem thêm: Môi trường biển ở bốn tỉnh miền Trung đã cơ bản được phục hồi
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, ngay sau khi sự cố môi trường biển xảy ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã vào cuộc đồng bộ, quyết liệt để sớm tìm ra nguyên nhân sự cố.
Đến nay, môi trường biển đã cơ bản được phục hồi; tình hình sản xuất, đời sống của người dân từng bước được khôi phục, đã có 2 tỉnh là Thừa Thiên-Huế và Hà Tĩnh thực hiện chi trả đợt I, người dân đã nhận được tiền bồi thường.
Về kết quả thực hiện các chính sách, Bộ Tài chính đã xuất cấp không thu tiền cho 4 tỉnh 15.027.726 tấn gạo, trong đó Hà Tĩnh và Thừa Thiên-Huế đã hỗ trợ đủ gạo cho người dân.
Bộ Tài chính cũng đã tạm ứng 70% kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ ngư dân 3 tỉnh là 59 tỷ đồng (riêng tỉnh Hà Tĩnh đã ứng ngân sách địa phương để xử lý, chưa đề nghị Trung ương hỗ trợ).
Đến thời điểm này, các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc kê khai, niêm yết, xác định thiệt hại; áp định mức, tính toán giá trị thiệt hại, niêm yết công khai, hướng dẫn giải đáp các thắc mắc của người dân.
Hiện nay, theo Bộ Y tế, tại 4 tỉnh còn 5.369 tấn hải sản tồn kho, trong đó có 82% số lượng đảm bảo an toàn thực phẩm.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã cơ bản khắc phục 45/53 lỗi về thủ tục hành chính, 8 lỗi còn lại đang trong quá trình khắc phục theo cam kết.
Người dân xã Lộc Điền nhận tiền bồi thường. (Ảnh: Tường Vi/TTXVN)
Xem thêm: Môi trường biển ở bốn tỉnh miền Trung đã cơ bản được phục hồi
(TTXVN/Vietnam+)