Bộ Ngoại giao Syria cáo buộc những nhóm vũ trang có liên hệ với mạng lưới khủng bố al-Qaeda đứng đằng sau vụ đánh bom đẫm máu ở thủ đô Damascus trong ngày 21/2, cướp đi tính mạng của hơn 53 người.
[Nổ lớn gần Đại sứ quán Nga ở trung tâm Damascus]
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Syria được đưa ra trong một bức thư gửi Liên hợp quốc, theo đó cũng khẳng định các nhóm vũ trang có liên hệ với khủng bố ở Syria đang nhận được sự hỗ trợ từ các quốc gia trong và ngoài khu vực.
Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc thực thi những trách nhiệm của mình trong cuộc chiến chống khủng bố.
Vụ đánh bom ngày 21/2 là vụ đánh bom gây thương vong nặng nề nhất ở thủ đô Damascus kể từ khi cuộc khủng hoảng Syria nổ ra hồi tháng 3/2011. Một kẻ đánh bom liều chết đã kích nổ bom cài trên xe tại một giao lộ đông đúc ở trung tâm thành phố gần trụ sở đảng al-Baath cầm quyền.
Truyền thông Syria đưa tin khoảng 53 người thiệt mạng trong vụ đánh bom này, trong khi Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR-trụ sở tại Anh) cho biết số nạn nhân thiệt mạng là 59 người, trong đó có 15 binh sỹ chính phủ.
Ngoài ra, một vụ nổ khác xảy ra ở quận Barza, cũng thuộc Damascus, cùng ngày 21/2 làm tám người thiệt mạng.
Các đảng phái đối lập ở Syria cũng lên án vụ đánh bom đẫm máu tại thủ đô. Còn Quốc hội Syria bên cạnh những chỉ trích mạnh mẽ nhằm vào thủ phạm cũng nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy đối thoại để xây dựng tương lai cho quốc gia Trung Đông đang chìm trong khủng hoảng này.
Hiện chưa có tổ chức nào nhận đã tiến hành vụ đánh bom nghiêm trọng trên song những vụ tương tự trước đây thường bị cho là do Mặt trận Nusra, một nhánh của al-Qaeda, thực hiện. Tổ chức này bị Mỹ liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố.
Trong khi bạo lực vẫn bao trùm Syria, cộng đồng quốc tế tiếp tục tìm kiếm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng kéo dài này. Ngày 21/2, trong chuyến thăm Lebanon, Ngoại trưởng Anh William Hague nhấn mạnh rằng vấn đề Syria cần được giải quyết thông qua một tiến trình chính trị đáng tin cậy dẫn đến sự chuyển giao quyền lãnh đạo.
Cùng ngày, người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney cho biết chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã xem xét mọi khả năng để chấm dứt bạo lực ở Syria, kể cả việc vũ trang cho lực lượng chống đối. Tuy nhiên, ông Carney nhấn mạnh không có lựa chọn dễ dàng nào cho vấn đề này./.
[Nổ lớn gần Đại sứ quán Nga ở trung tâm Damascus]
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Syria được đưa ra trong một bức thư gửi Liên hợp quốc, theo đó cũng khẳng định các nhóm vũ trang có liên hệ với khủng bố ở Syria đang nhận được sự hỗ trợ từ các quốc gia trong và ngoài khu vực.
Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc thực thi những trách nhiệm của mình trong cuộc chiến chống khủng bố.
Vụ đánh bom ngày 21/2 là vụ đánh bom gây thương vong nặng nề nhất ở thủ đô Damascus kể từ khi cuộc khủng hoảng Syria nổ ra hồi tháng 3/2011. Một kẻ đánh bom liều chết đã kích nổ bom cài trên xe tại một giao lộ đông đúc ở trung tâm thành phố gần trụ sở đảng al-Baath cầm quyền.
Truyền thông Syria đưa tin khoảng 53 người thiệt mạng trong vụ đánh bom này, trong khi Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR-trụ sở tại Anh) cho biết số nạn nhân thiệt mạng là 59 người, trong đó có 15 binh sỹ chính phủ.
Ngoài ra, một vụ nổ khác xảy ra ở quận Barza, cũng thuộc Damascus, cùng ngày 21/2 làm tám người thiệt mạng.
Các đảng phái đối lập ở Syria cũng lên án vụ đánh bom đẫm máu tại thủ đô. Còn Quốc hội Syria bên cạnh những chỉ trích mạnh mẽ nhằm vào thủ phạm cũng nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy đối thoại để xây dựng tương lai cho quốc gia Trung Đông đang chìm trong khủng hoảng này.
Hiện chưa có tổ chức nào nhận đã tiến hành vụ đánh bom nghiêm trọng trên song những vụ tương tự trước đây thường bị cho là do Mặt trận Nusra, một nhánh của al-Qaeda, thực hiện. Tổ chức này bị Mỹ liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố.
Trong khi bạo lực vẫn bao trùm Syria, cộng đồng quốc tế tiếp tục tìm kiếm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng kéo dài này. Ngày 21/2, trong chuyến thăm Lebanon, Ngoại trưởng Anh William Hague nhấn mạnh rằng vấn đề Syria cần được giải quyết thông qua một tiến trình chính trị đáng tin cậy dẫn đến sự chuyển giao quyền lãnh đạo.
Cùng ngày, người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney cho biết chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã xem xét mọi khả năng để chấm dứt bạo lực ở Syria, kể cả việc vũ trang cho lực lượng chống đối. Tuy nhiên, ông Carney nhấn mạnh không có lựa chọn dễ dàng nào cho vấn đề này./.
(TTXVN)