T6 - nơi sơ tán của Việt Nam Thông tấn xã (nay là TTXVN) nằm ngay dưới chân núi Sơn Tượng, xã Phượng Cách, một trong 'thập lục kỳ sơn' thuộc huyện Quốc Oai, Hà Tây (nay là Hà Nội). (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
T6 chính thức thực hiện thu tin và ảnh từ ngày 1/7/1967, đánh dấu sự ra đời của cơ sở kỹ thuật mới, sẵn sàng thay thế Tổng xã khi gặp sự cố trong chiến tranh. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Cánh cửa ghi dấu ấn thời gian. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Trong thời kỳ kháng chiến, T6 thực hiện thu tin và ảnh, đánh dấu sự ra đời của cơ sở kỹ thuật mới, sẵn sàng thay thế Tổng xã khi gặp sự cố trong chiến tranh. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Nơi đây gồm 5 hang động, trước đây dùng để làm nơi để đặt đài thu tin, ảnh quốc tế; in, phóng ảnh tư liệu dự trữ quốc gia; dự trữ vật tư, thiết bị; đặt máy phát điện, để xăng dự trữ. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Dựa vào lợi thế có hang núi đá, địa điểm Đài thu phát tin dự phòng T6 có thể tránh sự oanh tạc của máy bay Mỹ trong chiến tranh. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Không gian bên trong được chia nhiều phòng, mỗi phòng với một chức năng riêng. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Sau hơn 20 năm hoạt động, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, T6 được Nhà nước cho phép giữ nguyên trạng để làm nơi dự phòng chiến lược và di tích lịch sử. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Từ đó đến nay, T6 tiếp tục trở thành một trong những điểm di tích quan trọng của TTXVN và là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)