Ngày 24/10, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội thảo “Hiệp định thương mại tự do (FTA): Tận dụng các ưu đãi và cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu”.
Hội thảo nhằm giúp các doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội và thách thức trong thương mại hàng hóa của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng như tận dụng các cơ hội từ lộ trình giảm thuế và xóa bỏ hàng rào kỹ thuật phi thuế quan của các nước và khu vực đối tác thương mại.
Ông Lê Xuân Dương, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến Thương mại) cho rằng việc ký kết và tham gia các Hiệp định thương mại tự do đã tạo cho Việt Nam những cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu, nhưng cũng đặt ra nhiều thách cho nền kinh tế, như mở cửa cho hàng nhập khẩu và dịch vụ của nước ngoài, hàng Việt Nam bị giảm sức cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần nắm bắt được những thuận lợi và khai thác triệt để các cơ hội và lợi thế mở cửa của thị trường xuất khẩu, các ưu đãi về cắt giảm thuế quan và rào cản thế quan, cũng như nắm được những thách thức trong khi thực hiện các FTA, từ đó chủ động định ra chiến lược tiếp cận thị trường nước ngoài một cách phù hợp.
Theo ông Trần Bá Cường, Trưởng phòng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) - chuyên gia đàm phán Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương), thời gian qua, không ít các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng được những ưu thế của hiệp định Thương mại tự do.
Tuy nhiên, những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam là chưa hiểu biết nhiều về FTA và các cách tận dụng FTA. Một số doanh nghiệp mặc dù có hiểu biết về quy tắc xuất xứ nhưng việc áp dụng vào thực tế còn lúng túng.
Doanh nghiệp cũng chưa cập nhật đầy đủ về cam kết cắt giảm thuế quan hàng năm của các đối tác trong các FTA với Việt Nam như Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc...
Cùng với đó, hầu hết doanh nghiệp chưa nắm bắt được hay cập nhật đầu đủ các thông tin về hàng rào kỹ thuật vầ các biện pháp kiểm dịch động thực vật. Doanh nghiệp chưa nghiên cứu cụ thể về quy tắc xuất xứ, mức cắt giảm thuế quan trước khi lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu. Điều này dẫn đến những rủi ro có thể phát sinh khi xuất khẩu.
Thống kê cho thấy nhờ tận dụng được ưu đãi thuế quan từ việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O trong các thị trường có Hiệp định tự do thương mại (FTA), tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tận dụng được ưu đãi này từ đầu năm đến nay đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2011 với giá trị đơn hàng tăng cao.
Nhờ vậy, tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ, Lào đều tăng mạnh.
Các chuyên gia thương mại nhận định với đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa trong lĩnh vực kinh tế-thương mại, tiếp nối thành công của các hiệp định thương mại đa phương và song phương ký kết trước đó, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh đàm phán hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác trên thế giới.
Việc đàm phán hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tự do với liên minh châu Âu, với Hàn Quốc... cũng đang được Việt Nam triển khai với mục tiêu tạo ra những bước đột phá mới trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu và tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế và thương mại.
Do đó, bên cạnh việc tiếp tục tái cơ cấu sản phẩm hàng hóa xuất khẩu để đạt giá trị gia tăng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu cần tận dụng triệt để cơ hội ưu đãi của FTA để mở rộng thị trường xuất khẩu./.
Hội thảo nhằm giúp các doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội và thách thức trong thương mại hàng hóa của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng như tận dụng các cơ hội từ lộ trình giảm thuế và xóa bỏ hàng rào kỹ thuật phi thuế quan của các nước và khu vực đối tác thương mại.
Ông Lê Xuân Dương, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến Thương mại) cho rằng việc ký kết và tham gia các Hiệp định thương mại tự do đã tạo cho Việt Nam những cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu, nhưng cũng đặt ra nhiều thách cho nền kinh tế, như mở cửa cho hàng nhập khẩu và dịch vụ của nước ngoài, hàng Việt Nam bị giảm sức cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần nắm bắt được những thuận lợi và khai thác triệt để các cơ hội và lợi thế mở cửa của thị trường xuất khẩu, các ưu đãi về cắt giảm thuế quan và rào cản thế quan, cũng như nắm được những thách thức trong khi thực hiện các FTA, từ đó chủ động định ra chiến lược tiếp cận thị trường nước ngoài một cách phù hợp.
Theo ông Trần Bá Cường, Trưởng phòng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) - chuyên gia đàm phán Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương), thời gian qua, không ít các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng được những ưu thế của hiệp định Thương mại tự do.
Tuy nhiên, những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam là chưa hiểu biết nhiều về FTA và các cách tận dụng FTA. Một số doanh nghiệp mặc dù có hiểu biết về quy tắc xuất xứ nhưng việc áp dụng vào thực tế còn lúng túng.
Doanh nghiệp cũng chưa cập nhật đầy đủ về cam kết cắt giảm thuế quan hàng năm của các đối tác trong các FTA với Việt Nam như Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc...
Cùng với đó, hầu hết doanh nghiệp chưa nắm bắt được hay cập nhật đầu đủ các thông tin về hàng rào kỹ thuật vầ các biện pháp kiểm dịch động thực vật. Doanh nghiệp chưa nghiên cứu cụ thể về quy tắc xuất xứ, mức cắt giảm thuế quan trước khi lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu. Điều này dẫn đến những rủi ro có thể phát sinh khi xuất khẩu.
Thống kê cho thấy nhờ tận dụng được ưu đãi thuế quan từ việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O trong các thị trường có Hiệp định tự do thương mại (FTA), tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tận dụng được ưu đãi này từ đầu năm đến nay đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2011 với giá trị đơn hàng tăng cao.
Nhờ vậy, tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ, Lào đều tăng mạnh.
Các chuyên gia thương mại nhận định với đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa trong lĩnh vực kinh tế-thương mại, tiếp nối thành công của các hiệp định thương mại đa phương và song phương ký kết trước đó, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh đàm phán hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác trên thế giới.
Việc đàm phán hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tự do với liên minh châu Âu, với Hàn Quốc... cũng đang được Việt Nam triển khai với mục tiêu tạo ra những bước đột phá mới trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu và tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế và thương mại.
Do đó, bên cạnh việc tiếp tục tái cơ cấu sản phẩm hàng hóa xuất khẩu để đạt giá trị gia tăng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu cần tận dụng triệt để cơ hội ưu đãi của FTA để mở rộng thị trường xuất khẩu./.
Uyên Hương (TTXVN)