Ngày 12/6, tại Tiền Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị giao ban công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2013 khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Hội nghị nhằm giới thiệu, nhận rộng các mô hình hay, cách làm giỏi của các tỉnh trong việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 6 tháng đầu năm 2013, ngành nông nghiệp các tỉnh mở các lớp đào tạo nghề nông nghiệp theo kế hoạch đã được duyệt.
Để hoàn thành kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp 6 tháng cuối năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị ngành nông nghiệp các tỉnh, lựa chọn cơ sở dạy nghề đảm bảo chất lượng, có đủ điều kiện tham gia dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; đào tạo gắn với mô hình sản xuất tiến bộ; lấy thực hành là chính.
Các tỉnh tập trung dạy nghề cho lao động nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới và các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa lớn, cánh đồng mẫu lớn, trang trại…; ưu tiên dạy các ngành, nghề chính, thiết thực theo quy hoạch của xã, lựa chọn đúng đối tượng học nghề, đủ điều kiện áp dụng kiến thức nghề sau khi học, là nông dân nòng cốt tại địa phương, đảm bảo chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo.
Công tác đào tạo nghề nông nghiệp đã được nhiều địa phương chú trọng, tạo mọi điều kiện cho lao động nông thôn được học nghề.
Các lớp đào tạo nghề nông nghiệp theo mô hình đã tạo sự chuyển biến mạnh trong nhận thức của lao động nông thôn đối với hoạt động dạy nghề.
Việc dạy nghề theo mô hình đã kết hợp tốt giữa việc học lý thuyết và thực hành tay nghề tại chỗ, trang thiết bị, vật tư thực hành được đầu tư đầy đủ phục vụ cho các học viên.
Năm 2013, các tỉnh vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long tập trung đào tạo nghề nông nghiệp cho trên 67.000 lao động nông thôn, với số lớp dự kiến là 2.247 lớp, tổng kinh phí hơn 78 tỷ đồng.
Trong đó, 17/21 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được Ủy ban Nhân dân tỉnh trực tiếp giao kinh phí để tổ chức thực hiện, với tổng kinh phí 52,4 tỷ đồng. Các lớp đào tạo tập trung vào nuôi, trồng các loại cây, con có thế mạnh của địa phương, gắn với qui hoạch phát triển nông nghiệp các xã.
Theo báo cáo của Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), trong giai đoạn 2010-2012, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã hỗ trợ dạy nghề cho trên 311.556 lao động nông thôn, chiếm hơn 28% so với cả nước; trong đó có 136.845 người được học nghề nông nghiệp và 174.711 người được học nghề phi nông nghiệp.
Các tỉnh Đông Nam bộ đã hỗ trợ dạy nghề cho 81.451 lao động nông thôn, chiếm 7,5% so với cả nước; trong đó có 26.134 người được học nghề nông nghiệp và 42.170 người được học nghề phi nông nghiệp./.
Hội nghị nhằm giới thiệu, nhận rộng các mô hình hay, cách làm giỏi của các tỉnh trong việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 6 tháng đầu năm 2013, ngành nông nghiệp các tỉnh mở các lớp đào tạo nghề nông nghiệp theo kế hoạch đã được duyệt.
Để hoàn thành kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp 6 tháng cuối năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị ngành nông nghiệp các tỉnh, lựa chọn cơ sở dạy nghề đảm bảo chất lượng, có đủ điều kiện tham gia dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; đào tạo gắn với mô hình sản xuất tiến bộ; lấy thực hành là chính.
Các tỉnh tập trung dạy nghề cho lao động nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới và các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa lớn, cánh đồng mẫu lớn, trang trại…; ưu tiên dạy các ngành, nghề chính, thiết thực theo quy hoạch của xã, lựa chọn đúng đối tượng học nghề, đủ điều kiện áp dụng kiến thức nghề sau khi học, là nông dân nòng cốt tại địa phương, đảm bảo chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo.
Công tác đào tạo nghề nông nghiệp đã được nhiều địa phương chú trọng, tạo mọi điều kiện cho lao động nông thôn được học nghề.
Các lớp đào tạo nghề nông nghiệp theo mô hình đã tạo sự chuyển biến mạnh trong nhận thức của lao động nông thôn đối với hoạt động dạy nghề.
Việc dạy nghề theo mô hình đã kết hợp tốt giữa việc học lý thuyết và thực hành tay nghề tại chỗ, trang thiết bị, vật tư thực hành được đầu tư đầy đủ phục vụ cho các học viên.
Năm 2013, các tỉnh vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long tập trung đào tạo nghề nông nghiệp cho trên 67.000 lao động nông thôn, với số lớp dự kiến là 2.247 lớp, tổng kinh phí hơn 78 tỷ đồng.
Trong đó, 17/21 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được Ủy ban Nhân dân tỉnh trực tiếp giao kinh phí để tổ chức thực hiện, với tổng kinh phí 52,4 tỷ đồng. Các lớp đào tạo tập trung vào nuôi, trồng các loại cây, con có thế mạnh của địa phương, gắn với qui hoạch phát triển nông nghiệp các xã.
Theo báo cáo của Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), trong giai đoạn 2010-2012, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã hỗ trợ dạy nghề cho trên 311.556 lao động nông thôn, chiếm hơn 28% so với cả nước; trong đó có 136.845 người được học nghề nông nghiệp và 174.711 người được học nghề phi nông nghiệp.
Các tỉnh Đông Nam bộ đã hỗ trợ dạy nghề cho 81.451 lao động nông thôn, chiếm 7,5% so với cả nước; trong đó có 26.134 người được học nghề nông nghiệp và 42.170 người được học nghề phi nông nghiệp./.
Công Trí (TTXVN)