Tây Ban Nha ngày 20/6 khẳng định không cần khoản cứu trợ lớn, mặc dù chi phí đi vay của nước này đang đứng ở ngưỡng "nguy hiểm" và các nước Khu vực đồng euro (Eurozone) cũng sẵn lòng cung cấp khoản cho vay lên tới 100 tỷ euro để giúp Tây Ban Nha vực dậy các ngân hàng đang trong cơn nguy khốn.
Giới đầu tư ngày càng lo ngại rằng, lãi suất trái phiếu cực cao ở Tây Ban Nha có thể dần khiến nền kinh tế lớn thứ tư Eurozone này "quỵ ngã." Một khi điều này xảy ra, Tây Ban Nha sẽ phải cần sự cứu trợ quốc tế với một quy mô lớn hơn rất nhiều so với các gói cứu trợ trước đây dành cho Hy Lạp, Ireland hay Bồ Đào Nha.
[Eurozone gắng tìm giải pháp cho khủng hoảng nợ]
Các nước Eurozone ngày 9/6 đã nhất trí cho Madrid vay tới 100 tỷ euro để cứu giúp các ngân hàng nước này hiện phải gánh các khoản nợ xấu lớn sau khi "bong bóng" bất động sản trong nước "phát nổ" hồi năm 2008. Tuy nhiên, Madrid không coi đây là sự cứu trợ mà đơn thuần là khoản cho vay để giúp vực dậy các ngân hàng nước này.
Bộ trưởng ngân sách Tây Ban Nha Cristobal Montoro mới đây nói rằng, Tây Ban Nha chưa được cứu trợ bởi nước này chưa cần.
Một quan chức ngoại giao của Liên minh châu Âu cho hay, Madrid sẽ chuyển lời đề nghị trợ giúp chính thức đến các nước thành viên tại cuộc họp các bộ trưởng tài chính ở Luxembourg ngày 21/6, đồng thời chi tiết kế hoạch cho vay của Eurozone sẽ được bàn thảo kỹ tại cuộc họp này.
Tuy nhiên, quy mô của nó sẽ phụ thuộc vào kết quả của hai cuộc kiểm toán độc lập của công ty tư vấn quốc tế Oliver Wyman (Mỹ) và Roland Berger (Đức) đối với các ngân hàng Tây Ban Nha - dự kiến kết thúc trong ngày 21/6.
Cùng ngày 20/6, cơ quan đánh giá rủi ro Fitch ước tính hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha sẽ cần khoản trợ giúp 90-100 tỷ euro (114,3-127 tỷ USD) trong trường hợp xấu nhất.
Bất chấp thiện chí của Eurozone trong việc trợ giúp tài chính cho Tây Ban Nha và cuộc bầu cử lại tại Hy Lạp hôm 17/6 giúp làm dịu nguy cơ Hy Lạp phải ra khỏi Eurozone, nhưng các thị trường nợ của Tây Ban Nha vẫn rất căng thẳng, khi lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của nước này hôm 18/6 đã vượt ngưỡng 7% lần đầu tiên kể từ khi đồng euro ra đời năm 1999. Lãi suất này đến cuối ngày 20/6 đã dịu xuống mức 6,8%, nhưng vẫn được cho là mức không bền vững trong dài hạn.
Tây Ban Nha đã huy động được 3,04 tỷ euro trong cuộc đấu giá trái phiếu kỳ hạn 12 và 18 tháng ngày 19/6 vừa qua. Nền kinh tế này sẽ phải đương đầu với cuộc "thử lửa" thứ hai trong ngày 21/6 với việc tiến hành đợt đấu giá trái phiếu kỳ hạn 2, 3 và 5 năm để huy động tới 2 tỷ euro.
Các nhà lãnh đạo Tây Ban Nha, Italy, Pháp và Đức sẽ có cuộc gặp tại Rome vào ngày 22/6 để thống nhất lập trường chung về cuộc khủng hoảng nợ châu Âu hiện nay trước khi hội nghị thượng đỉnh EU chính thức diễn ra tại Brussels, Bỉ, trong hai ngày 28-29/6./.
Giới đầu tư ngày càng lo ngại rằng, lãi suất trái phiếu cực cao ở Tây Ban Nha có thể dần khiến nền kinh tế lớn thứ tư Eurozone này "quỵ ngã." Một khi điều này xảy ra, Tây Ban Nha sẽ phải cần sự cứu trợ quốc tế với một quy mô lớn hơn rất nhiều so với các gói cứu trợ trước đây dành cho Hy Lạp, Ireland hay Bồ Đào Nha.
[Eurozone gắng tìm giải pháp cho khủng hoảng nợ]
Các nước Eurozone ngày 9/6 đã nhất trí cho Madrid vay tới 100 tỷ euro để cứu giúp các ngân hàng nước này hiện phải gánh các khoản nợ xấu lớn sau khi "bong bóng" bất động sản trong nước "phát nổ" hồi năm 2008. Tuy nhiên, Madrid không coi đây là sự cứu trợ mà đơn thuần là khoản cho vay để giúp vực dậy các ngân hàng nước này.
Bộ trưởng ngân sách Tây Ban Nha Cristobal Montoro mới đây nói rằng, Tây Ban Nha chưa được cứu trợ bởi nước này chưa cần.
Một quan chức ngoại giao của Liên minh châu Âu cho hay, Madrid sẽ chuyển lời đề nghị trợ giúp chính thức đến các nước thành viên tại cuộc họp các bộ trưởng tài chính ở Luxembourg ngày 21/6, đồng thời chi tiết kế hoạch cho vay của Eurozone sẽ được bàn thảo kỹ tại cuộc họp này.
Tuy nhiên, quy mô của nó sẽ phụ thuộc vào kết quả của hai cuộc kiểm toán độc lập của công ty tư vấn quốc tế Oliver Wyman (Mỹ) và Roland Berger (Đức) đối với các ngân hàng Tây Ban Nha - dự kiến kết thúc trong ngày 21/6.
Cùng ngày 20/6, cơ quan đánh giá rủi ro Fitch ước tính hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha sẽ cần khoản trợ giúp 90-100 tỷ euro (114,3-127 tỷ USD) trong trường hợp xấu nhất.
Bất chấp thiện chí của Eurozone trong việc trợ giúp tài chính cho Tây Ban Nha và cuộc bầu cử lại tại Hy Lạp hôm 17/6 giúp làm dịu nguy cơ Hy Lạp phải ra khỏi Eurozone, nhưng các thị trường nợ của Tây Ban Nha vẫn rất căng thẳng, khi lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của nước này hôm 18/6 đã vượt ngưỡng 7% lần đầu tiên kể từ khi đồng euro ra đời năm 1999. Lãi suất này đến cuối ngày 20/6 đã dịu xuống mức 6,8%, nhưng vẫn được cho là mức không bền vững trong dài hạn.
Tây Ban Nha đã huy động được 3,04 tỷ euro trong cuộc đấu giá trái phiếu kỳ hạn 12 và 18 tháng ngày 19/6 vừa qua. Nền kinh tế này sẽ phải đương đầu với cuộc "thử lửa" thứ hai trong ngày 21/6 với việc tiến hành đợt đấu giá trái phiếu kỳ hạn 2, 3 và 5 năm để huy động tới 2 tỷ euro.
Các nhà lãnh đạo Tây Ban Nha, Italy, Pháp và Đức sẽ có cuộc gặp tại Rome vào ngày 22/6 để thống nhất lập trường chung về cuộc khủng hoảng nợ châu Âu hiện nay trước khi hội nghị thượng đỉnh EU chính thức diễn ra tại Brussels, Bỉ, trong hai ngày 28-29/6./.
Như Mai (TTXVN)