Ngày 31/3, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đưa ra cảnh báo, với khối lượng rác tăng trung bình 15%/năm như hiện nay, đến năm 2012, các bãi chứa rác của Hà Nội sẽ đầy ứ và không còn năng lực để xử lý.
Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của Hà Nội hiện nay ước khoảng 5.000 tấn/ngày đêm. Trong đó chất thải rắn công nghiệp khoảng 750 tấn/ngày và mới xử lý khoảng 60% lượng chất thải rắn công nghiệp thu gom được.
Việc xử lý, tiêu hủy, tái chế chất thải rắn hiện chủ yếu vẫn dựa vào chôn lấp tại các bãi Nam Sơn (Sóc Sơn), Xuân Sơn (Sơn Tây), Núi Thoong (Chương Mỹ) và nhà máy xử lý rác ở Cầu Diễn, Seraphin Sơn Tây.
Đại diện Công ty Môi trường đô thị, đơn vị chịu trách nhiệm xử lý rác của thành phố lý giải: "Bãi rác Nam Sơn được dùng để chứa chất thải rắn, nhưng vì cách trung tâm thành phố hơn 50km nên việc thu gom, vận chuyển gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, do người dân hiện nay chủ yếu sử dụng túi nilon trong các hoạt động hàng ngày, rồi thải ra thành loại rác khổng lồ rất lâu phân hủy, có hại cho môi trường."
Phát biểu tại Hội thảo Truyền thông và giáo dục môi trường tại Hà Nội, ông Phạm Văn Khánh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết: “Xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt đang là vấn đề cấp bách và bức xúc đối với Hà Nội."
“Hiện tại, hầu hết bãi rác của thành phố đều sử dụng biện pháp chôn lấp chất thải. Tuy nhiên, có tới 85-90% các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Hà Nội là 12%, đặc biệt từ khi được mở rộng, vấn đề phát triển công nghiệp đi đôi với đô thị hóa đã gây áp lực đối với môi trường Thủ đô,” ông Khánh e ngại./.
Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của Hà Nội hiện nay ước khoảng 5.000 tấn/ngày đêm. Trong đó chất thải rắn công nghiệp khoảng 750 tấn/ngày và mới xử lý khoảng 60% lượng chất thải rắn công nghiệp thu gom được.
Việc xử lý, tiêu hủy, tái chế chất thải rắn hiện chủ yếu vẫn dựa vào chôn lấp tại các bãi Nam Sơn (Sóc Sơn), Xuân Sơn (Sơn Tây), Núi Thoong (Chương Mỹ) và nhà máy xử lý rác ở Cầu Diễn, Seraphin Sơn Tây.
Đại diện Công ty Môi trường đô thị, đơn vị chịu trách nhiệm xử lý rác của thành phố lý giải: "Bãi rác Nam Sơn được dùng để chứa chất thải rắn, nhưng vì cách trung tâm thành phố hơn 50km nên việc thu gom, vận chuyển gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, do người dân hiện nay chủ yếu sử dụng túi nilon trong các hoạt động hàng ngày, rồi thải ra thành loại rác khổng lồ rất lâu phân hủy, có hại cho môi trường."
Phát biểu tại Hội thảo Truyền thông và giáo dục môi trường tại Hà Nội, ông Phạm Văn Khánh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết: “Xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt đang là vấn đề cấp bách và bức xúc đối với Hà Nội."
“Hiện tại, hầu hết bãi rác của thành phố đều sử dụng biện pháp chôn lấp chất thải. Tuy nhiên, có tới 85-90% các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Hà Nội là 12%, đặc biệt từ khi được mở rộng, vấn đề phát triển công nghiệp đi đôi với đô thị hóa đã gây áp lực đối với môi trường Thủ đô,” ông Khánh e ngại./.
Ước tính, mỗi ngày các gia đình ở Hà Nội thải ra 200 tấn túi nilon và không phải loại túi nào cũng có thể tái chế được. Điển hình như túi nilon đựng mì chính, dù đã chôn lấp 20 năm nhưng khi đào lên… vẫn còn nguyên vẹn. Từ năm 2006, cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản- JICA quyết định thực hiện dự án 3R (giảm thiểu-tái sử dụng-tái chế) như một giải pháp giúp Hà Nội phân loại rác tại nguồn, tiết kiệm không gian chôn lấp, ngăn chặn suy thoái môi trường. |
Cẩm Thơ (Vietnam+)