Tám nước thành viên EU thuộc lưu vực sông Danube đã nhất trí phối hợp soạn thảo chiến lược của Liên minh châu Âu (EU) về phát triển khu vực sông Danube, đồng thời dự kiến sẽ kết thúc quá trình xây dựng chiến lược này vào cuối năm 2010.
Thỏa thuận này được 8 nước gồm Áo, Bulgaria, Đức, Cộng hòa Séc, Hungary, Romania, Slovakia và Sloveniađưa ra trong hội nghị cấp cao tại thủ đô Budapest, Hungary, ngày 25/2.
Theo tuyên bố chung được đưa ra tại hội nghị, các nước trên cam kết sẽ tăng cường hợp tác và sử dụng hiệu quả hơn nữa các chính sách và nguồn tài chính hiện có của EU để đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội và cải thiện các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường khu vực sông Danube.
Chiến lược mới sẽ bao gồm hàng loạt các dự án đầu tư xuyên biên giới, xuyên quốc gia và xuyên khu vực nhằm nâng cao thịnh vượng, an ninh và hòa bình trong khu vực.
Tuyên bố chung này cũng "để ngỏ" đối với các nước lưu vực sông Danube không phải là thành viên EU, như Bonsnia and Herzegovina, Croatia, Moldova, Montenegro, Serbia và Ukraine.
Ngoại trưởng Hungary, ông Peter Balazs cho biết, các thách thức ở khu vực sông Danube đòi hỏi phải có những giải pháp chung của nhiều nước.
Những vấn đề được ưu tiên đưa vào chiến lược sẽ bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, phát triển nông thôn, du lịch, di cư, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của các nền kinh tế thị trường chuyển đổi. Theo dự kiến, chiến lược này sẽ được đệ trình để Hội đồng châu Âu thông qua vào đầu năm 2011.
Danube là con sông dài nhất ở khu vực EU, từ vùng "Rừng Đen" ở Đức chảy qua các nước Trung và Đông Nam Âu trước khi đổ ra biển Đen tại Romania và Ukraine. Khu vực sông Danube là một vùng rộng lớn với diện tích khoảng 800.000km2 và dân số khoảng 80 triệu người./.
Thỏa thuận này được 8 nước gồm Áo, Bulgaria, Đức, Cộng hòa Séc, Hungary, Romania, Slovakia và Sloveniađưa ra trong hội nghị cấp cao tại thủ đô Budapest, Hungary, ngày 25/2.
Theo tuyên bố chung được đưa ra tại hội nghị, các nước trên cam kết sẽ tăng cường hợp tác và sử dụng hiệu quả hơn nữa các chính sách và nguồn tài chính hiện có của EU để đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội và cải thiện các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường khu vực sông Danube.
Chiến lược mới sẽ bao gồm hàng loạt các dự án đầu tư xuyên biên giới, xuyên quốc gia và xuyên khu vực nhằm nâng cao thịnh vượng, an ninh và hòa bình trong khu vực.
Tuyên bố chung này cũng "để ngỏ" đối với các nước lưu vực sông Danube không phải là thành viên EU, như Bonsnia and Herzegovina, Croatia, Moldova, Montenegro, Serbia và Ukraine.
Ngoại trưởng Hungary, ông Peter Balazs cho biết, các thách thức ở khu vực sông Danube đòi hỏi phải có những giải pháp chung của nhiều nước.
Những vấn đề được ưu tiên đưa vào chiến lược sẽ bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, phát triển nông thôn, du lịch, di cư, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của các nền kinh tế thị trường chuyển đổi. Theo dự kiến, chiến lược này sẽ được đệ trình để Hội đồng châu Âu thông qua vào đầu năm 2011.
Danube là con sông dài nhất ở khu vực EU, từ vùng "Rừng Đen" ở Đức chảy qua các nước Trung và Đông Nam Âu trước khi đổ ra biển Đen tại Romania và Ukraine. Khu vực sông Danube là một vùng rộng lớn với diện tích khoảng 800.000km2 và dân số khoảng 80 triệu người./.
(TTXVN/Vietnam+)