Chị Nguyễn Thị Thoa - nhân viên văn phòng của một cơ quan Nhà nước cho rằngnăm nay tình hình kinh tế vẫn chưa hết khó khăn, tiền mặt khan hiếm, hầu hếtnhững gia đình “thường thường bậc trung” như công chức, người lao động đều phảitrông chờ vào nguồn lương, thưởng Tết rồi mới sắm Tết. Vì vậy rất có thể cànggần Tết, khi những món tiền thưởng được “tung ra”, giá cả các mặt hàng sẽ càngđội lên khi người tiêu dùng ồ ạt mua sắm.
"Điệp khúc" quen thuộc
Nếu như mọi năm, càng gần đến dịp Tết Nguyên đán, giá cả các mặt hàng tiêu dùng,đặc biệt là lương thực, thực phẩm lại “nóng” đến chóng mặt do cung không đáp ứngđủ cầu thì năm nay câu chuyện cung-cầu hàng hóa không phải là nguyên nhân khiếncác mặt hàng tăng giá.
Vừa thoát khỏi suy thoái kinh tế nên nhu cầu tiêu dùng hàng hóa được dự báo sẽkhông lớn.
Theo dự báo, sức tiêu dùng hàng hóa trong dịp Tết tại các địa phương chỉ tăng từ14-15%, Hà Nội tăng 17-18% và Thành phố Hồ Chí Minh tăng 19-20% so với nămtrước.
Hơn nữa, được các ngành hàng, các doanh nghiệp chuẩn bị từ trước nên hầu hết cácmặt hàng đều có nguồn cung dồi dào, khó có chuyện tăng giá đột biến do thiếunguồn hàng.
Tuy nhiên, trên thực tế, giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong dịp Tếtnhư thực phẩm, rượu bia, nước giải khát, bánh mứt kẹo... vẫn đang tăng giá từngngày.
Giá các loại nông sản, thực phẩm cũng tăng mạnh do rơi vào mùa vụ sản xuất hàngTết, cộng thêm phí vận chuyển tăng do giá xăng dầu và dịch vụ vận tải cuối nămtăng. Thực phẩm, đặc biệt là thịt lợn, thịt bò tăng do giá thức ăn chăn nuôităng cộng với “tâm lý” cứ đến Tết là thịt “phải” đắt.
Rau, củ tại các chợ bán lẻ vừa tăng giá vừa khan hàng. Giá hầu hết các loại rau,củ như cà chua, cải ngọt, su hào, bắp cải đều tăng 2.000-5.000 đồng/kg, trongkhi đó, ở một số chợ đầu mối, lượng hàng cũng như giá cả không hề biến động.
Thủy hải sản khan hàng do ngư dân nghỉ Tết sớm. Nhiều mặt hàng khô như mộc nhĩ,nấm hương, măng khô, đỗ xanh, hạt sen... đều tăng chóng mặt, từ 10-20%, thậm chímột số loại tăng tới 40-50% so với bình thường.
Bánh, kẹo, mứt cũng trong tình trạng “mỗi ngày một giá” với xu thế tăng dần đều.
Lý giải điều này, một doanh nghiệp chế biến, kinh doanh bánh, mứt, kẹo có tiếngtrên thị trường Hà Nội cho rằng, giá đường lên cơn sốt từ 1 tháng qua đã khiếncác mặt hàng liên quan như bánh mứt kẹo, nước giải khát “sốt” theo hầm hập.
Dẫu biết nhu cầu mua không tăng nhiều nhưng giá các mặt hàng bánh, mứt, kẹo củadoanh nghiệp này vẫn tăng thêm từ 5-15% do giá các loại vật tư như đường, mạchnha, bột đều tăng mạnh.
Nhiều yếu tố đẩy giá tăng
Theo nhận định của Bộ Công Thương, giá cả các mặt hàng tiêu dùng trong dịp Tếttăng không do yếu tố nguồn cung khan hiếm mà chủ yếu do giá các loại vật tư đầuvào tăng, khiến cho giá thành sản xuất tăng.
Cùng với xu hướng chung trên thị trường thế giới, giá hàng hóa tiếp tục tăng vàđứng ở mức cao đã tác động tới giá nhiều loại hàng hóa và nguyên liệu nhập khẩuphục vụ sản xuất trong nước.
Bên cạnh đó, việc tăng lãi suất cơ bản đã tác động tới chi phí vốn của doanhnghiệp; tăng tỷ giá giữa đồng USD và VND; tác động của giá xăng dầu... khiến giácả một số mặt hàng tăng theo.
Ngoài ra, giá thực phẩm, hàng tiêu dùng nhạy cảm với tình hình bão lụt, dịchbệnh diễn biến phức tạp, gây sức ép đến mặt bằng giá cả chung. Đây là nhữngnguyên nhân chính góp phần kích hoạt nhiều loại hàng hóa trên thị trường đuanhau tăng giá khi Tết Nguyên đán đang cận kề.
Theo ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương,trong số các mặt hàng tăng giá, không phải mặt hàng nào cũng liên quan đếnnguyên liệu nhập khẩu và tỷ giá. Chỉ những mặt hàng nhập khẩu và những mặt hàngsản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu như sắt thép, ô tô, linh kiện máy tính, xăngdầu... giá thành hàng hóa mới đội lên.
Tuy nhiên, cũng có nhiều mặt hàng sản xuất trong nước không chịu tác động từnguồn nguyên liệu nhập khẩu nhưng giá lại tăng. Điển hình là mặt hàng gạo, dùnguồn cung dư thừa và kiểm soát thị trường gắt gao nhưng giá vẫn bị đẩy lên cao,“ăn theo” giá xuất khẩu để tăng giá 10%, thậm chí có loại lên 20%.
Tương tự, mặt hàng đường cũng đang dư cung và đang vào chính vụ nhưng giá bánbuôn đã tăng 12% so với tháng trước, ở mức 16.000 đồng/kg và đến người tiêu dùngkhoảng 22.000 đồng/kg.
Không chỉ vậy, đường còn là nguyên liệu đầu vào quan trọng, chiếm từ 10-30% giáthành của các mặt hàng bánh, mứt, kẹo, nước giải khát... khiến giá bán sản phẩmnày cũng bị đẩy lên cao.
Các mặt hàng này đều sử dụng nguyên liệu trong nước, sản xuất ở trong nước,nguồn cung dư thừa, yếu tố chi phí đầu vào không nhiều nhưng lại tăng giá cao làbất hợp lý.
Ông Hoàng Thọ Xuân cũng thừa nhận, cũng không loại trừ yếu tố tăng giá do tâm lýbởi doanh nghiệp cũng phải đón đầu nhu cầu của thị trường để làm ăn, kinh doanh.Tuy nhiên, việc tăng giá có thể xảy ra bởi các yếu tố cung không đáp ứng cầu,hoặc đáp ứng chậm; nguồn cung đủ nhưng công tác kiểm tra không sát sao để chothị trường tăng giá bất hợp pháp; hoặc chỉ tăng giá mang tính chất cục bộ ở mộtđịa điểm nào đó do công tác điều hành cung ứng hàng hóa không tốt.
Thời điểm chuẩn bị cho Tết cũng là thời điểm các cơ quan, doanh nghiệp thưởngtiền cho công nhân viên chức, tạo ra động lực thúc đẩy sức mua trong xã hội. Bởivậy, vào thời điểm này, nhu cầu tiêu dùng của người dân thường rất cao, mức tiêuthụ hàng hóa tăng mạnh nên đương nhiên ảnh hưởng tới giá cả.
Ngoài ra, còn có hiện tượng người kinh doanh nghe ngóng nhau, đồn thổi, tung tinđồn thất thiệt, tìm kẽ hở của pháp luật, mượn cớ giá xăng dầu, đồng USD, vàngtăng để tăng giá theo.
Thậm chí các mặt hàng không có yếu tố tác động đầu vào cũng “hô” tăng giá nhưcân đường, mớ rau, con cá, bát phở. Đây là kiểu kinh doanh chộp giật, a dua, vàohùa, thiếu văn minh; và đây cũng là cuộc đấu tranh lâu dài, chưa thể giải quyếtđược ngày một ngày hai, ông Hoàng Thọ Xuân nhấn mạnh./.