Ngày 12/3, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo hạ tất cả các mức lãi suất xuống 1% bắt đầu từ ngày 13/3. Chiều cùng ngày Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã có buổi tiếp xúc báo chí để làm rõ hơn nội dung này.
- Mọi lần Ngân hàng Nhà nước vừa hạ lãi suất vừa tuyên bố giảm, nhưng lần này lại tuyên bố trước, rồi mới làm sau, chính vì vậy trong tuần qua có hiện tượng người dân chủ động đảo sổ, gửi kỳ hạn dài, ý kiến của Thống đốc về hiện tượng này?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Trước đây chúng ta luôn bị thị trường dẫn dắt, chính sách mang tính chất chữa cháy, tình thế. Từ tháng 8/2011 trở lại đây Ngân hàng Nhà nước đã luôn luôn chủ động, dẫn dắt thị trường đi theo các mục tiêu của Chính phủ. Chúng tôi tin vào bản chất của việc giảm lãi suất này.
Trước khi họp Chính phủ thường kỳ, Ngân hàng Nhà nước cũng đã trình bày về đề án thanh khoản và đề xuất giảm lãi suất. Chính phủ đã thống nhất với đề án của Ngân hàng Nhà nước và đưa ra thông điệp trên.
Đúng là có hiện tượng một số người gửi tiền đảo sổ, điều đó thể hiện người gửi tiền rất tin tưởng vào chính sách. Chúng tôi muốn kiểm nghiệm việc đó. Bản chất của mọi vấn đề là giá trị của VND. Đến giờ phút này, vị thế của VND đã được nâng lên một bước so với các công cụ đầu tư khác. Chúng tôi định hướng có thể lãi suất huy động xuống 10% vào cuối năm, người dân vẫn tin tưởng, yếu tố tỷ giá USD/VND điều chỉnh không quá 2 – 3%. Giả sử lãi suất VND cuối năm là 10%, huy động USD chỉ 2%, cộng thêm tăng tỷ giá là 3% thì chỉ 5% thôi. Như vậy, kiểu gì gửi VND vẫn hấp dẫn hơn.
Lần này hạ lãi suất, chúng tôi cũng ra ngay Thông tư 07 thắt chặt cho vay ngoại tệ, tạo ra thế vững chãi hơn, đồng bộ hơn cho VND.
Thưa Thống đốc, thời điểm này Ngân hàng Nhà nước đưa ra vấn đề giảm lãi suất có phù hợp với tình hình lạm phát hiện nay hay không?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Chúng ta thấy rằng lạm phát từ tháng 8/2011 trở lại đây có chiều hướng giảm, tín hiệu tốt, tiền đề để tính hạ lãi suất. Đó mới là điều kiện cần thôi, điều kiện đủ là thanh khoản hệ thống ngân hàng. Sau một thời gian thanh khoản tăng trưởng nóng, hệ số sử dụng vốn trên tăng trưởng tín dụng cao; có tới 80% vốn huy động là ngắn hạn, 40% dư nợ là trung và dài hạn. Tạo ra khó khăn thanh khoản từ nhiều năm.
Từ tháng 8/2011 dù lạm phát giảm, nhưng chúng tôi chưa đặt vấn đề giảm lãi suất được. Nhưng nay thanh khoản đã được cải thiện, đã có điều kiện cần và đủ để giảm mặt bằng lãi suất. Ở một góc độ nào đó thì chúng tôi có thể giảm lãi suất sớm hơn, khoảng từ 20/2, nhưng theo quan điểm điều hành của Ngân hàng Nhà nước muốn thị trường vận động trước, bộc lộ rõ thì Ngân hàng mới tiến hành để có hiệu quả tốt nhất.
Diễn biến trên thị trường cho thấy từ các ngân hàng lớn, trung bình hoặc nhỏ đều có các gói, chương trình giảm lãi suất cho vay. Trước đây có hiện tượng phổ biến là các tổ chức tín dụng niêm yết vài con số thôi, 14% và 2%/năm. Tức là lãi suất huy động chỉ có 1 mức thôi. Nay niêm yết với các mức lãi suất khác nhau; thậm chí có ngân hàng huy động 1 tháng chỉ còn 12% - 13%. Nhiều ngân hàng đưa ra các gói tín dụng chủ yếu phục vụ cho các nhóm ưu tiên với các mức lãi suất chúng tôi cho là thấp.
Trong trào lưu chung như vậy, cũng như phân tích các yếu tố trong hệ thống, từ vĩ mô, nên Ngân hàng Nhà nước quyết định thời điểm này này hợp lý để hạ mặt bằng lãi suất.
- Nếu tình hình xăng dầu tăng khiến tăng giá và lạm phát tăng thì lãi suất có tăng trở lại không thưa Thống đốc?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Phải khẳng định một điều làviệc giảm lãi suất lần này trong bối cảnh tăng giá các mặt hàng, đặc biệt là năng lượng. Chúng tôi thấy Bộ Tài chính cũng đã trả lời, nếu tăng 10% giá năng lượng thì ảnh hưởng tới lạm phát đến cuối năm là 0,64%, còn trước mắt là 0,24%. Tuy nhiên, với mức tăng như thế thì cũng không phải là ảnh hưởng quá lớn đến việc giảm lãi suất.
Rộng ra, lạm phát của Việt Nam gồm 3 cấu phần lớn: Do chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Theo phân tích của chúng tôi trong 20 năm qua, cấu phần này chiếm khoảng 1 nửa chỉ số lạm phát của Việt Nam. Đơn cử 2011, lạm phát 18,85% thì lạm phát lõi biến động 9-9,5%/năm, nửa còn lại phụ thuộc vào giá cả bên ngoài thông qua tỷ giá ảnh hưởng tới mặt bằng giá cả trong nước và do điều hành giá cả trong nước (chủ yếu giá lương thực và thực phẩm). Giá năng lượng trong nước phụ thuộc vào giá thế giới. Như vậy giá thế giới lên hay xuống về chủ quan chúng ta không có cách kiểm soát. Do vậy có ảnh hưởng đến giá trong nước.
Năm nay, phần còn lại ảnh hưởng đến lạm phát là giá lương thực và thực phẩm thì tín hiệu cho thấy chúng ta được mùa lớn. Đây là tiền đề để giữ ổn định giá 2 mặt hàng này. Cộng với chính sách điều hành tiền tệ chặt chẽ sẽ làm lạm phát lõi giảm xuống, mức biến động của nhóm lương thực thực phẩm xuống thấp nhất. Đây là những yếu tố làm triệt tiêu tăng lạm phát do giá thế giới tăng. Vì thế, có tăng giá năng lượng thì hiệu ứng của nó vẫn trong tầm kiểm soát.
Giả sử lạm phát lại lên thì lãi suất sẽ sao? Phải khẳng định rằng, nếu lạm phát lên trong 1 tháng hay thời gian ngắn mang tính hiện tượng thì không phải bản chất, nhưng nếu lên mang tính ổn định thì việc điều hành chính sách tiền tệ lấy mức lạm phát dưới 10% để làm mục tiêu hướng tới. Nếu lạm phát tăng lên ổn định và khách quan, thì lãi suất sẽ điều chỉnh tăng lên. Năm nay, chiều hướng đó tỷ trọng có thể xảy ra là rất thấp.
- Thưa Thống đốc, việc sử dụng biện pháp hành chính như vậy liệu có hiệu quả không?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Việc sử dụng các biện pháp hành chính, thị trường cần các giải pháp kinh tế, cuộc sống vẫn áp dụng phổ biến các biện pháp hành chính. Mặc dù tình hình đã được cải thiện nhưng chưa thực sự ổn định và lâu dài nên cần biện háp hành chính. Nếu vẫn tiếp tục tốt như quý 4/2011 và 2 tháng đầu năm thì Ngân hàng Nhà nước sẽ tính đến việc bỏ trần lãi suất. Với những biện pháp hành chính thời gian qua đã đem lại những kết quả tích cực, sự tích cực này sẽ giúp tháo bỏ biện pháp hành chính.
Diễn biến thị trường đã theo hướng tích cực khi có quyết định chính thức của Ngân hàng Nhà nước cũng như hạ các mức lãi suất điều hành thì sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có nguồn vốn rẻ hơn, trên cơ sở đó có thể hạ lãi suất cho vay.
Điểm lại lịch sử cho thấy, quý 4/2011 khi lập trần lãi suất 14%, Ngân hàng Nhà nước đảm bảo cho nền kinh tế là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến 17-19%/năm thì thực tế đã diễn ra. Đến nay, tôi khẳng định rằng nếu hạ lãi suất 1% theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước thì lãi suất cho vay ra theo diễn biến chung của nền kinh tế sẽ phổ biến từ 14,5-16,5%/năm.
Với lãi suất này so với quá khứ thì đã thấp nhưng so với năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam thì vẫn ở mức cao. Vì thế, để có thể tiếp tục hạ lã suất thì phải tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Nếu làm được thì trung bình mỗi quý có thể hạ lãi suất được 1% và khoảng 2 quý nữa thì trần lãi suất sẽ không cần dùng đến.
- Xin Thống đốc cho biết tình hình huy động vốn từ đầu năm đến nay của hệ thống ngân hàng?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Thông thường huy động vốn trước tết giảm, thậm chí giảm mạnh. Tết vừa qua cũng không tránh khỏi thông lệ đó. Tháng 1 giảm mạnh, từ tháng 2 bắt đầu tăng lên. Nếu tính cả mức tăng mới so với mức giảm trong tháng 1, từ cuối 2011 đến giờ là tăng hơn 1%, phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô hiện nay. Huy động vốn sẽ có xu hướng tăng ổn định.
Liên tục trong hai tháng qua Ngân hàng Nhà nước luôn luôn mua được ngoại tệ, đã có sự chuyển đổi trở lại người dân bán ngoại tệ lấy tiền đồng để gửi. Chúng tôi khẳng định rằng huy động vốn tiếp tục tăng trong những tháng tiếp theo đảm bảo cân đối về nguồn vốn cho các hoạt động tín dụng thời gian tới./.
Xin trân trọng cảm ơn Thống đốc!
- Mọi lần Ngân hàng Nhà nước vừa hạ lãi suất vừa tuyên bố giảm, nhưng lần này lại tuyên bố trước, rồi mới làm sau, chính vì vậy trong tuần qua có hiện tượng người dân chủ động đảo sổ, gửi kỳ hạn dài, ý kiến của Thống đốc về hiện tượng này?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Trước đây chúng ta luôn bị thị trường dẫn dắt, chính sách mang tính chất chữa cháy, tình thế. Từ tháng 8/2011 trở lại đây Ngân hàng Nhà nước đã luôn luôn chủ động, dẫn dắt thị trường đi theo các mục tiêu của Chính phủ. Chúng tôi tin vào bản chất của việc giảm lãi suất này.
Trước khi họp Chính phủ thường kỳ, Ngân hàng Nhà nước cũng đã trình bày về đề án thanh khoản và đề xuất giảm lãi suất. Chính phủ đã thống nhất với đề án của Ngân hàng Nhà nước và đưa ra thông điệp trên.
Đúng là có hiện tượng một số người gửi tiền đảo sổ, điều đó thể hiện người gửi tiền rất tin tưởng vào chính sách. Chúng tôi muốn kiểm nghiệm việc đó. Bản chất của mọi vấn đề là giá trị của VND. Đến giờ phút này, vị thế của VND đã được nâng lên một bước so với các công cụ đầu tư khác. Chúng tôi định hướng có thể lãi suất huy động xuống 10% vào cuối năm, người dân vẫn tin tưởng, yếu tố tỷ giá USD/VND điều chỉnh không quá 2 – 3%. Giả sử lãi suất VND cuối năm là 10%, huy động USD chỉ 2%, cộng thêm tăng tỷ giá là 3% thì chỉ 5% thôi. Như vậy, kiểu gì gửi VND vẫn hấp dẫn hơn.
Lần này hạ lãi suất, chúng tôi cũng ra ngay Thông tư 07 thắt chặt cho vay ngoại tệ, tạo ra thế vững chãi hơn, đồng bộ hơn cho VND.
Thưa Thống đốc, thời điểm này Ngân hàng Nhà nước đưa ra vấn đề giảm lãi suất có phù hợp với tình hình lạm phát hiện nay hay không?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Chúng ta thấy rằng lạm phát từ tháng 8/2011 trở lại đây có chiều hướng giảm, tín hiệu tốt, tiền đề để tính hạ lãi suất. Đó mới là điều kiện cần thôi, điều kiện đủ là thanh khoản hệ thống ngân hàng. Sau một thời gian thanh khoản tăng trưởng nóng, hệ số sử dụng vốn trên tăng trưởng tín dụng cao; có tới 80% vốn huy động là ngắn hạn, 40% dư nợ là trung và dài hạn. Tạo ra khó khăn thanh khoản từ nhiều năm.
Từ tháng 8/2011 dù lạm phát giảm, nhưng chúng tôi chưa đặt vấn đề giảm lãi suất được. Nhưng nay thanh khoản đã được cải thiện, đã có điều kiện cần và đủ để giảm mặt bằng lãi suất. Ở một góc độ nào đó thì chúng tôi có thể giảm lãi suất sớm hơn, khoảng từ 20/2, nhưng theo quan điểm điều hành của Ngân hàng Nhà nước muốn thị trường vận động trước, bộc lộ rõ thì Ngân hàng mới tiến hành để có hiệu quả tốt nhất.
Diễn biến trên thị trường cho thấy từ các ngân hàng lớn, trung bình hoặc nhỏ đều có các gói, chương trình giảm lãi suất cho vay. Trước đây có hiện tượng phổ biến là các tổ chức tín dụng niêm yết vài con số thôi, 14% và 2%/năm. Tức là lãi suất huy động chỉ có 1 mức thôi. Nay niêm yết với các mức lãi suất khác nhau; thậm chí có ngân hàng huy động 1 tháng chỉ còn 12% - 13%. Nhiều ngân hàng đưa ra các gói tín dụng chủ yếu phục vụ cho các nhóm ưu tiên với các mức lãi suất chúng tôi cho là thấp.
Trong trào lưu chung như vậy, cũng như phân tích các yếu tố trong hệ thống, từ vĩ mô, nên Ngân hàng Nhà nước quyết định thời điểm này này hợp lý để hạ mặt bằng lãi suất.
- Nếu tình hình xăng dầu tăng khiến tăng giá và lạm phát tăng thì lãi suất có tăng trở lại không thưa Thống đốc?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Phải khẳng định một điều làviệc giảm lãi suất lần này trong bối cảnh tăng giá các mặt hàng, đặc biệt là năng lượng. Chúng tôi thấy Bộ Tài chính cũng đã trả lời, nếu tăng 10% giá năng lượng thì ảnh hưởng tới lạm phát đến cuối năm là 0,64%, còn trước mắt là 0,24%. Tuy nhiên, với mức tăng như thế thì cũng không phải là ảnh hưởng quá lớn đến việc giảm lãi suất.
Rộng ra, lạm phát của Việt Nam gồm 3 cấu phần lớn: Do chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Theo phân tích của chúng tôi trong 20 năm qua, cấu phần này chiếm khoảng 1 nửa chỉ số lạm phát của Việt Nam. Đơn cử 2011, lạm phát 18,85% thì lạm phát lõi biến động 9-9,5%/năm, nửa còn lại phụ thuộc vào giá cả bên ngoài thông qua tỷ giá ảnh hưởng tới mặt bằng giá cả trong nước và do điều hành giá cả trong nước (chủ yếu giá lương thực và thực phẩm). Giá năng lượng trong nước phụ thuộc vào giá thế giới. Như vậy giá thế giới lên hay xuống về chủ quan chúng ta không có cách kiểm soát. Do vậy có ảnh hưởng đến giá trong nước.
Năm nay, phần còn lại ảnh hưởng đến lạm phát là giá lương thực và thực phẩm thì tín hiệu cho thấy chúng ta được mùa lớn. Đây là tiền đề để giữ ổn định giá 2 mặt hàng này. Cộng với chính sách điều hành tiền tệ chặt chẽ sẽ làm lạm phát lõi giảm xuống, mức biến động của nhóm lương thực thực phẩm xuống thấp nhất. Đây là những yếu tố làm triệt tiêu tăng lạm phát do giá thế giới tăng. Vì thế, có tăng giá năng lượng thì hiệu ứng của nó vẫn trong tầm kiểm soát.
Giả sử lạm phát lại lên thì lãi suất sẽ sao? Phải khẳng định rằng, nếu lạm phát lên trong 1 tháng hay thời gian ngắn mang tính hiện tượng thì không phải bản chất, nhưng nếu lên mang tính ổn định thì việc điều hành chính sách tiền tệ lấy mức lạm phát dưới 10% để làm mục tiêu hướng tới. Nếu lạm phát tăng lên ổn định và khách quan, thì lãi suất sẽ điều chỉnh tăng lên. Năm nay, chiều hướng đó tỷ trọng có thể xảy ra là rất thấp.
- Thưa Thống đốc, việc sử dụng biện pháp hành chính như vậy liệu có hiệu quả không?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Việc sử dụng các biện pháp hành chính, thị trường cần các giải pháp kinh tế, cuộc sống vẫn áp dụng phổ biến các biện pháp hành chính. Mặc dù tình hình đã được cải thiện nhưng chưa thực sự ổn định và lâu dài nên cần biện háp hành chính. Nếu vẫn tiếp tục tốt như quý 4/2011 và 2 tháng đầu năm thì Ngân hàng Nhà nước sẽ tính đến việc bỏ trần lãi suất. Với những biện pháp hành chính thời gian qua đã đem lại những kết quả tích cực, sự tích cực này sẽ giúp tháo bỏ biện pháp hành chính.
Diễn biến thị trường đã theo hướng tích cực khi có quyết định chính thức của Ngân hàng Nhà nước cũng như hạ các mức lãi suất điều hành thì sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có nguồn vốn rẻ hơn, trên cơ sở đó có thể hạ lãi suất cho vay.
Điểm lại lịch sử cho thấy, quý 4/2011 khi lập trần lãi suất 14%, Ngân hàng Nhà nước đảm bảo cho nền kinh tế là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến 17-19%/năm thì thực tế đã diễn ra. Đến nay, tôi khẳng định rằng nếu hạ lãi suất 1% theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước thì lãi suất cho vay ra theo diễn biến chung của nền kinh tế sẽ phổ biến từ 14,5-16,5%/năm.
Với lãi suất này so với quá khứ thì đã thấp nhưng so với năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam thì vẫn ở mức cao. Vì thế, để có thể tiếp tục hạ lã suất thì phải tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Nếu làm được thì trung bình mỗi quý có thể hạ lãi suất được 1% và khoảng 2 quý nữa thì trần lãi suất sẽ không cần dùng đến.
- Xin Thống đốc cho biết tình hình huy động vốn từ đầu năm đến nay của hệ thống ngân hàng?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Thông thường huy động vốn trước tết giảm, thậm chí giảm mạnh. Tết vừa qua cũng không tránh khỏi thông lệ đó. Tháng 1 giảm mạnh, từ tháng 2 bắt đầu tăng lên. Nếu tính cả mức tăng mới so với mức giảm trong tháng 1, từ cuối 2011 đến giờ là tăng hơn 1%, phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô hiện nay. Huy động vốn sẽ có xu hướng tăng ổn định.
Liên tục trong hai tháng qua Ngân hàng Nhà nước luôn luôn mua được ngoại tệ, đã có sự chuyển đổi trở lại người dân bán ngoại tệ lấy tiền đồng để gửi. Chúng tôi khẳng định rằng huy động vốn tiếp tục tăng trong những tháng tiếp theo đảm bảo cân đối về nguồn vốn cho các hoạt động tín dụng thời gian tới./.
Xin trân trọng cảm ơn Thống đốc!
Minh Thúy (Vietnam+)