Trên sàn giao dịch điện tử Singapore chiều 30/6, giá dầu thô ngọt nhẹ New York giao tháng 8/2011 tăng 54 xu lên 95,31 USD/thùng.
Giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 22 xu lên 112,62 USD/thùng. Như vậy, giá dầu tại cả hai hợp đồng kỳ hạn này đều đang tiếp nối đà tăng trong phiên 29/6 ở New York.
Việc Quốc hội Hy Lạp thông qua gói các biện pháp khắc khổ đã làm dịu đi tâm lý lo ngại về nguy cơ vỡ nợ của nước này, một kịch bản có thể khiến hệ thống tài chính toàn cầu lung lay.
Kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" của Hy Lạp là điều kiện cần để nước này đổi lấy khoản tín dụng khẩn cấp 12 tỷ euro từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU). Những diễn biến tại Hy Lạp khiến nhà đầu tư phấn chấn và đưa euro lên giá so với USD.
Đồng tiền xanh suy yếu khiến dầu mỏ - mặt hàng được giao dịch bằng đồng tiền này - trở nên rẻ hơn, giúp thúc đẩy nhu cầu trên thị trường và kết quả là giá dầu tăng.
Theo Serene Lim, chuyên gia phân tích thuộc ANZ Bank, những thống kê cho hay nhu cầu năng lượng tại Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - được cải thiện cũng là nhân tố hỗ trợ giá dầu. Cụ thể, theo Bộ Năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô của nước này giảm 4,4 triệu thùng trong tuần trước, vượt con số dự báo của thị trường.
Mặc dù lên giá trong phiên 30/6, giá dầu New York hiện vẫn cách khá xa mức xấp xỉ 115 USD/thùng lập hồi đầu tháng 5/2010, do tâm lý lo ngại về nhu cầu tại thị trường Mỹ và châu Âu co lại.
Cũng trong phiên 30/6, tại các hợp đồng giao tháng 7/2011, giá dầu sưởi ấm tăng 1 xu lên 2,94 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít), trong khi giá xăng giảm 7 xu xuống 2,82 USD/gallon./.
Giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 22 xu lên 112,62 USD/thùng. Như vậy, giá dầu tại cả hai hợp đồng kỳ hạn này đều đang tiếp nối đà tăng trong phiên 29/6 ở New York.
Việc Quốc hội Hy Lạp thông qua gói các biện pháp khắc khổ đã làm dịu đi tâm lý lo ngại về nguy cơ vỡ nợ của nước này, một kịch bản có thể khiến hệ thống tài chính toàn cầu lung lay.
Kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" của Hy Lạp là điều kiện cần để nước này đổi lấy khoản tín dụng khẩn cấp 12 tỷ euro từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU). Những diễn biến tại Hy Lạp khiến nhà đầu tư phấn chấn và đưa euro lên giá so với USD.
Đồng tiền xanh suy yếu khiến dầu mỏ - mặt hàng được giao dịch bằng đồng tiền này - trở nên rẻ hơn, giúp thúc đẩy nhu cầu trên thị trường và kết quả là giá dầu tăng.
Theo Serene Lim, chuyên gia phân tích thuộc ANZ Bank, những thống kê cho hay nhu cầu năng lượng tại Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - được cải thiện cũng là nhân tố hỗ trợ giá dầu. Cụ thể, theo Bộ Năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô của nước này giảm 4,4 triệu thùng trong tuần trước, vượt con số dự báo của thị trường.
Mặc dù lên giá trong phiên 30/6, giá dầu New York hiện vẫn cách khá xa mức xấp xỉ 115 USD/thùng lập hồi đầu tháng 5/2010, do tâm lý lo ngại về nhu cầu tại thị trường Mỹ và châu Âu co lại.
Cũng trong phiên 30/6, tại các hợp đồng giao tháng 7/2011, giá dầu sưởi ấm tăng 1 xu lên 2,94 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít), trong khi giá xăng giảm 7 xu xuống 2,82 USD/gallon./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)