Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 7/6 tuyên bố, bà sẽ hướng tới một liên minh chính trị được củng cố vững chắc hơn tại châu Âu cùng các nước đối tác khác có cùng mong muốn và quyết tâm như vậy, cho dù kế hoạch này có thể dẫn đến cách tiếp cận một châu Âu với hai tốc độ phát triển khác nhau.
Bất chấp liên tục bị chỉ trích vì giữ vững lập trường cứng rắn đối với một số đề xuất nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay tại châu Âu, Thủ tướng Merkel vẫn cho rằng: "Châu Âu không nên bất động chỉ vì một quốc gia nào đó không muốn tiến bước cùng khu vực."
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã điện đàm với bà Merkel và Thủ tướng Italy Mario Monti để thảo luận về tình hình cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đang diễn biến ngày càng phức tạp.
Nhà Trắng cho biết trong các cuộc điện đàm riêng rẽ với ông Obama, ba nhà lãnh đạo đã nhất trí về tầm quan trọng của các bước đi mới nhằm tăng cường khả năng phục hồi tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng như đà tăng trưởng của "Lục địa già" và trên toàn cầu.
Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí duy trì liên lạc trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi G20 dự kiến được tổ chức tại thành phố Los Cabos của Mexico từ ngày 18-19/6 tới.
Giới quan sát nhận định Chính quyền Tổng thống Obama đang nỗ lực xây dựng sự đồng thuận giữa các nền kinh tế phát triển về tầm quan trọng của việc đặt trọng tâm vào việc tăng trưởng kinh tế cũng như tạo việc làm trong tương lai gần trong bối cảnh thời điểm ông chủ đương nhiệm Nhà Trắng ra tái tranh cử tổng thống Mỹ đang đến gần.
Theo các nguồn tin châu Âu, giới chức Đức và Liên minh châu Âu đang tạo áp lực buộc Tây Ban Nha vay tiền nhằm giúp hệ thống ngân hàng của nước này khỏi bị sụp đổ, bất chấp việc Madrid không yêu cầu được cứu trợ.
Đức cũng đã thông qua đạo luật cho phép khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu bơm tiền trực tiếp cho các ngân hàng Tây Ban Nha, dù chính phủ nước này có quyết định nhận gói viện trợ hay không./.
Bất chấp liên tục bị chỉ trích vì giữ vững lập trường cứng rắn đối với một số đề xuất nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay tại châu Âu, Thủ tướng Merkel vẫn cho rằng: "Châu Âu không nên bất động chỉ vì một quốc gia nào đó không muốn tiến bước cùng khu vực."
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã điện đàm với bà Merkel và Thủ tướng Italy Mario Monti để thảo luận về tình hình cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đang diễn biến ngày càng phức tạp.
Nhà Trắng cho biết trong các cuộc điện đàm riêng rẽ với ông Obama, ba nhà lãnh đạo đã nhất trí về tầm quan trọng của các bước đi mới nhằm tăng cường khả năng phục hồi tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng như đà tăng trưởng của "Lục địa già" và trên toàn cầu.
Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí duy trì liên lạc trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi G20 dự kiến được tổ chức tại thành phố Los Cabos của Mexico từ ngày 18-19/6 tới.
Giới quan sát nhận định Chính quyền Tổng thống Obama đang nỗ lực xây dựng sự đồng thuận giữa các nền kinh tế phát triển về tầm quan trọng của việc đặt trọng tâm vào việc tăng trưởng kinh tế cũng như tạo việc làm trong tương lai gần trong bối cảnh thời điểm ông chủ đương nhiệm Nhà Trắng ra tái tranh cử tổng thống Mỹ đang đến gần.
Theo các nguồn tin châu Âu, giới chức Đức và Liên minh châu Âu đang tạo áp lực buộc Tây Ban Nha vay tiền nhằm giúp hệ thống ngân hàng của nước này khỏi bị sụp đổ, bất chấp việc Madrid không yêu cầu được cứu trợ.
Đức cũng đã thông qua đạo luật cho phép khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu bơm tiền trực tiếp cho các ngân hàng Tây Ban Nha, dù chính phủ nước này có quyết định nhận gói viện trợ hay không./.
Việt Khoa (TTXVN)