Nghĩ về du lịch Việt Nam, hình ảnh nào sẽ hiện lên trong tâm trí bạn, Vịnh Hạ Long, Huế, Nha Trang… hay Thủ đô Hà Nội? Ở nơi đó điều gì khiến bạn cảm thấy ấn tượng và hài lòng?
Chỉ khi nào câu hỏi ấy thật dễ trả lời với những dấu ấn hiện ra thật đậm nét, lúc ấy ngành du lịch mới được coi là thành công trong việc làm thương hiệu. Tiếc rằng ở Việt Nam, bài toán này vẫn đang làm đau đầu các cấp quản lý cũng như những người làm nghề.
Thay đổi nhận thức
Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2020, tầm nhìn 2030, Tổng cục Du lịch đã đề xuất sẽ tập trung vào sáu nhóm vấn đề; trong đó đầu tư phát triển sản phẩm và xây dựng quảng bá thương hiệu là một trong những mũi nhọn mang tính động lực tạo sự phát triển đột phá.
Đáng mừng là những năm gần đây người làm du lịch đã bắt đầu quan tâm sâu sắc hơn tới hai chữ “thương hiệu”- khái niệm được giới trong nghề hiểu là hình ảnh của một sản phẩm được nhận biết trong tâm trí của một khách hàng, là tổng hòa các yếu tố hữu hình và vô hình tạo nên sự lựa chọn duy nhất.
Rõ ràng, chỉ có những sản phẩm độc đáo, khác biệt và hấp dẫn mới có khả năng cạnh tranh và thu hút du khách trong nước cũng như quốc tế. Đến nay, liệu có điểm đến nào ở Việt Nam thực sự ám ảnh tâm trí du khách?
Vị “nhạc trưởng” của ngành, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn tỏ ra lạc quan khi phác họa hình ảnh của ngành trong mười năm tới “sẽ trở thành một điểm đến có đẳng cấp, hấp dẫn và ưa chuộng trong khu vực và thế giới.”
Theo quan điểm của ông Tuấn, xây dựng thương hiệu du lịch cần được dẫn dắt bởi những người có hiểu biết, có khả năng và chuyên nghiệp về vấn đề này. “Do đó, muốn xây dựng và quảng bá được thương hiệu trước hết phải nâng cao được tính chuyên nghiệp từ khâu nhân lực ở trên các lĩnh vực của du lịch,” ông Tuấn khẳng định.
Và cách làm
Căn cứ theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, dòng sản phẩm hay các vùng trải nghiệm bao gồm: du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch thành phố.
Theo đó, trong thời gian tới những vùng sản phẩm trên sẽ được các địa phương tập trung đầu tư hoàn thiện sản phẩm và xúc tiến quảng bá thương hiệu.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hoàng Thị Điệp cho rằng, yếu tố quan trọng nhất để có thương hiệu du lịch là xây dựng được hệ thống sản phẩm có chất lượng làm hài lòng du khách. Bên cạnh đó, công tác marketing nếu không song hành với chất lượng sản phẩm cũng không đem lại hiệu quả thậm chí còn phản tác dụng.
“Cần tận dụng nhiều phương thức marketing khác nhau một cách hiệu quả trong điều kiện kinh phí còn hạn hẹp, trong đó chú ý vai trò của internet, nghiên cứu nâng cấp, tái cấu trúc lại các website của Tổng cục Du lịch để góp phần tăng cường hiệu quả xúc tiến quảng bá; chú ý công tác đào tạo nguồn nhân lực,” bà Điệp nhấn mạnh.
Trong khi đó, đang có một vài xu hướng mới về làm thương hiệu du lịch trên thế giới hiện nay là không chỉ có du lịch mang tầm quốc gia mà mỗi địa phương cũng tự thân vận động, phát triển một chiến lược marketing riêng.
“Họ tự cạnh tranh với các điểm đến trong nước và quốc tế, phát triển sản phẩm du lịch phù hợp cho từng đối tượng khách hàng cụ thể. Ví dụ như muốn thu hút các hội nghị lớn, địa phương sẽ phát triển nhiều đường bay mới, thu hút đầu tư các khách sạn, resort và trung tâm hội nghị cao cấp, đào tạo đội ngũ nhân sự địa phương chuyên nghiệp…,” Giám đốc Công ty T&H Consulting Nguyễn Minh Tuấn chia sẻ.
Là một chuyên gia chiến lược marketing, ông Tuấn cũng gợi ý cách làm ở nhiều nước, mỗi trung tâm xúc tiến quảng bá du lịch của từng quốc gia sẽ làm việc với những công ty quan hệ công chúng chuyên biệt ở từng nước để triển khai những chiến dịch truyền thông (PR) được thiết kế riêng cho khách hàng địa phương, với những đặc điểm chung của chiến lược PR cốt lõi./.
Chỉ khi nào câu hỏi ấy thật dễ trả lời với những dấu ấn hiện ra thật đậm nét, lúc ấy ngành du lịch mới được coi là thành công trong việc làm thương hiệu. Tiếc rằng ở Việt Nam, bài toán này vẫn đang làm đau đầu các cấp quản lý cũng như những người làm nghề.
Thay đổi nhận thức
Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2020, tầm nhìn 2030, Tổng cục Du lịch đã đề xuất sẽ tập trung vào sáu nhóm vấn đề; trong đó đầu tư phát triển sản phẩm và xây dựng quảng bá thương hiệu là một trong những mũi nhọn mang tính động lực tạo sự phát triển đột phá.
Đáng mừng là những năm gần đây người làm du lịch đã bắt đầu quan tâm sâu sắc hơn tới hai chữ “thương hiệu”- khái niệm được giới trong nghề hiểu là hình ảnh của một sản phẩm được nhận biết trong tâm trí của một khách hàng, là tổng hòa các yếu tố hữu hình và vô hình tạo nên sự lựa chọn duy nhất.
Rõ ràng, chỉ có những sản phẩm độc đáo, khác biệt và hấp dẫn mới có khả năng cạnh tranh và thu hút du khách trong nước cũng như quốc tế. Đến nay, liệu có điểm đến nào ở Việt Nam thực sự ám ảnh tâm trí du khách?
Vị “nhạc trưởng” của ngành, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn tỏ ra lạc quan khi phác họa hình ảnh của ngành trong mười năm tới “sẽ trở thành một điểm đến có đẳng cấp, hấp dẫn và ưa chuộng trong khu vực và thế giới.”
Theo quan điểm của ông Tuấn, xây dựng thương hiệu du lịch cần được dẫn dắt bởi những người có hiểu biết, có khả năng và chuyên nghiệp về vấn đề này. “Do đó, muốn xây dựng và quảng bá được thương hiệu trước hết phải nâng cao được tính chuyên nghiệp từ khâu nhân lực ở trên các lĩnh vực của du lịch,” ông Tuấn khẳng định.
Và cách làm
Căn cứ theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, dòng sản phẩm hay các vùng trải nghiệm bao gồm: du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch thành phố.
Theo đó, trong thời gian tới những vùng sản phẩm trên sẽ được các địa phương tập trung đầu tư hoàn thiện sản phẩm và xúc tiến quảng bá thương hiệu.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hoàng Thị Điệp cho rằng, yếu tố quan trọng nhất để có thương hiệu du lịch là xây dựng được hệ thống sản phẩm có chất lượng làm hài lòng du khách. Bên cạnh đó, công tác marketing nếu không song hành với chất lượng sản phẩm cũng không đem lại hiệu quả thậm chí còn phản tác dụng.
“Cần tận dụng nhiều phương thức marketing khác nhau một cách hiệu quả trong điều kiện kinh phí còn hạn hẹp, trong đó chú ý vai trò của internet, nghiên cứu nâng cấp, tái cấu trúc lại các website của Tổng cục Du lịch để góp phần tăng cường hiệu quả xúc tiến quảng bá; chú ý công tác đào tạo nguồn nhân lực,” bà Điệp nhấn mạnh.
Trong khi đó, đang có một vài xu hướng mới về làm thương hiệu du lịch trên thế giới hiện nay là không chỉ có du lịch mang tầm quốc gia mà mỗi địa phương cũng tự thân vận động, phát triển một chiến lược marketing riêng.
“Họ tự cạnh tranh với các điểm đến trong nước và quốc tế, phát triển sản phẩm du lịch phù hợp cho từng đối tượng khách hàng cụ thể. Ví dụ như muốn thu hút các hội nghị lớn, địa phương sẽ phát triển nhiều đường bay mới, thu hút đầu tư các khách sạn, resort và trung tâm hội nghị cao cấp, đào tạo đội ngũ nhân sự địa phương chuyên nghiệp…,” Giám đốc Công ty T&H Consulting Nguyễn Minh Tuấn chia sẻ.
Là một chuyên gia chiến lược marketing, ông Tuấn cũng gợi ý cách làm ở nhiều nước, mỗi trung tâm xúc tiến quảng bá du lịch của từng quốc gia sẽ làm việc với những công ty quan hệ công chúng chuyên biệt ở từng nước để triển khai những chiến dịch truyền thông (PR) được thiết kế riêng cho khách hàng địa phương, với những đặc điểm chung của chiến lược PR cốt lõi./.
ChiLê (Vietnam+)