Thụy Điển tranh cãi về đại từ chỉ giới tính thứ ba

Tại Thụy Điển, đại từ "han" chỉ nam giới, "hon" chỉ nữ giới, còn giới tính thứ ba thì muốn sử dụng đại từ "hen" để có "bình đẳng giới".
Truyền thống bình đẳng giới của Thụy Điển đã trở nên nổi tiếng khi có nhiều bà mẹ đi làm, trong khi đó ngày càng nhiều những ông bố lại ở nhà. Giờ đây, những người ủng hộ điều này có một ranh giới mới, họ đang thúc đẩy việc sử dụng một đại từ trung tính là “hen” cùng với từ “han” (anh ấy) và “hon” (cô ấy).” “Hầu như không còn gì để làm trong lĩnh vực bình đẳng giới, bởi vậy mọi người ngày càng cho thấy những ý tưởng lạ lùng,” Elise Claesson, nhà báo độc lập cho biết, thể hiện một phần sự thích thú, một phần sự kích thích đối với cuộc tranh luận này. Từ “hen” được đưa ra trong những năm 1960 khi việc sử dụng phổ biến của “han” (anh ấy) đã trở nên không chính xác về mặt chính trị. Đó là việc “đơn giản hóa ngôn ngữ” và tránh những cấu trúc vụng về “han/hon” (anh/chị), nhà ngôn ngữ học Karin Milles cho biết. Nhưng từ này đã chưa bao giờ thực sự được sử dụng. Nó xuất hiện trở lại vào khoảng năm 2000, khi cộng đồng giới tính thứ ba của đất nước muốn sử dụng nó. Sau đó, một cuốn sách xuất bản dành cho trẻ em đã khơi lại cuộc tranh luận về đại từ này. "Kivi och Monsterhund" (Kivi và chú chó quái vật) đã sử dụng từ “hen” một cách riêng biệt, tương đương với “han” và “hon.” Tác giả Jesper Ludqvist nói rằng ông muốn cuốn sách của mình dành cho trẻ em nói chung, chứ không dành riêng cho các cậu bé hay cô bé. “Hen” không có nghĩa là sự thay thế cho “anh ấy” hay “cô ấy,” những người ủng hộ đã tranh luận như vậy. Thay vào đó, nó cho phép người ta nói tới một người mà không cần phải đề cập tới giới tính nếu người ta không biết, nếu đó là người chuyển giới, hoặc nếu thông tin này được xem là không thích hợp. Xã hội Thụy Điển “cần một giới tính thứ ba, một vị trí thứ ba,” Susanna Karlsson của Hội đồng ngôn ngữ Thụy Điển nói với AFP.
Thụy Điển tranh cãi về đại từ chỉ giới tính thứ ba ảnh 1
Xã hội Thụy Điển cần giới tính thư ba (Ảnh minh họa: AFP)
Tuy nhiên, cô cho biết thêm: “Nhưng chúng tôi vẫn giữ ‘anh ấy’ và ‘cô ấy’ bởi đó là những điều mà mọi người dùng để tự định hướng. Chúng tôi muốn biết người đó là đàn ông hay đàn bà.” Theo Milles, “hen” là một công cụ để truyền bá các ý tưởng về bình đẳng giới.” Tuy nhiên, một nhà ngôn ngữ học khác, Mikael Parkvall, lại ít bị thuyết phục. “Quan điểm cho rằng ngôn ngữ xác định cách suy nghĩ là rất phổ biến, nhưng những người trong số các chuyên gia như chúng tôi rất hoài nghi điều đó,” ông nói. “Sự liên hệ giữa ngôn ngữ và tư tưởng không mạnh mẽ lắm, và bạn không trở nên bình đẳng giới chỉ bẳng một đại từ trung lập,” ông nói thêm, trích dẫn tiếng Quan thoại (Mandarin), ngôn ngữ mà nam giới chi phối tại Trung Quốc, như một ví dụ về một ngôn ngữ chỉ có một đại từ. Thật khó để dự đoán liệu “hen” có trở nên phổ biến rộng rãi trong đất nước này hay không. Sven-Goeran Malmgren, biên tập của từ điển của Học viện Thụy Điển, nói rằng ông không biết về “một ví dụ duy nhất trên thế giới khi một đại từ được phát minh ra và giữ lại sử dụng.” Việc “hen” có được xuất hiện trong từ điển sẽ ra mắt vào năm 2015 hay không sẽ phụ thuộc vào việc nó trở nên phổ biến như  thế nào, Malgren nói. Đối với thời điểm này, “hen” có vẻ như là một mốt nhất thời. “Đó là một dự án dành cho thành phần trí thức,” Claesson nói. “Một nghiên cứu trực tuyến do báo lá cải Aftonbladet đưa ra cho thấy 96% mọi người tham gia không sử dụng ‘hen’,” cô nói. Một nhóm nhỏ nghĩ rằng họ có thể tạo ra một xã hội bình đẳng bằng cách sử dụng những thứ khác này… Nó đã được phóng đại đôi chút,” cô cho biết thêm.
Thụy Điển tranh cãi về đại từ chỉ giới tính thứ ba ảnh 2
Một số người Thụy Điển nói rằng họ chưa bao giờ nghe về từ này. Nhưng đại từ này đã đặt được một bước lên sân khấu chính trị: Đảng Xanh, đảng lớn thứ ba của đất nước, đã chỉ sử dụng “hen” trong chương trình của mình được công bố trong tháng Chín. “Chúng tôi thấy thật tự nhiên khi sử dụng ngôn ngữ trung tính,” Thư ký của Đảng, Anders Wallner cho biết. “Đó là một cách thức hiện đại để viết văn bản khi bạn không cần phải xác định giới tính, mà điều này thường xuyên xảy ra,” ông nói. Wallner nói rằng ông tin rằng “hen” sẽ sớm tránh khỏi sự tranh cãi giống như quyết định trong những năm 1970 bãi bỏ hình thức số nhiều để xác định những người lạ và thay vào đó là sử dụng số ít. Bộ trưởng Bộ Bình đẳng giới Thụy Điển, Nyamko Sabuni , người đã liên lạc với AFP, không có bình luận nào về cuộc tranh luận này./.
S.N (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục