Hiệp định cùng có sự phối hợp với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế(OECD) và Hội đồng châu Âu này sẽ đưa ra khuôn khổ hợp tác thuế giữa các quốcgia, bao gồm cả khả năng trao đổi thông tin theo yêu cầu. Việc tự động trao đổidữ liệu có thể theo hiệp định, nhưng đòi hỏi phải có thoả thuận bổ sung giữa cácquốc gia có liên quan.
Trong tuyên bố ngày 9/10, Bộ Tài chính Thụy Sĩ khẳng định quyết định trênlà một minh chứng nữa thể hiện sự tuân thủ của Thụy Sĩ về các vấn đề thuế theotiêu chuẩn quốc tế. Điều này thể hiện cam kết của Thụy Sĩ trong cuộc chiến toàncầu chống gian lận, trốn thuế với mục đích bảo vệ sự toàn vẹn và uy tín củatrung tâm tài chính của đất nước.
Sau khi ký kết, hiệp định trên vẫn phải trình Quốc hội phê chuẩn và sau đócó khả năng sẽ tiến hành bỏ phiếu trên toàn quốc, trước khi đi vào thực hiện.
Cho đến nay, có hơn 50 quốc gia ký kết hiệp định này và nó có hiệu lựctrong khoảng 30 quốc gia.
Chính phủ Thụy Sĩ hiện cũng đã quyết định khởi động đàm phán về việc sửađổi thỏa thuận thuế tiết kiệm với Liên minh châu Âu (EU). Ủy ban châu Âu cótrách nhiệm tiến hành đàm phán sửa đổi thỏa thuận sao cho phù hợp với Thụy Sĩ vàcác nước khác./.