Ngày 24/2, tại Hà Tĩnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Bộ Đất đai cơ sở hạ tầng giao thông và du lịch Nhật Bản phối hợp với các tỉnh miền Trung tổ chức hội thảo “Lũ lụt miền Trung - nguyên nhân và giải pháp.”
Một trong những nguyên nhân dẫn đến lũ lụt kéo dài ở "khúc ruột miền Trung" là do lượng mưa lớn, xảy ra trên diện rộng và kéo dài.
Đặc biệt, quá trình đô thị hóa một số thị xã, thị tứ đã san lấp khu vực ven dòng chảy, cửa sông; ngoài ra rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị thu hẹp, việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc-Nam xây dựng với cao trình cao hơn so với trước tạo thành tuyến ngăn lũ.
Ông Trần Quang Hoài, Cục trưởng Cục quản lý đê điều Phòng chống lụt bão, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương nói ngoài những nguyên nhân khách quan còn có các nguyên nhân do con người gây nên làm cho lũ lụt kéo dài, như không quy hoạch cụ thể các hệ thống giao thông, các công trình phúc lợi phù hợp, nhất là xây dựng hệ thống thủy lợi, thủy điện cũng làm biến đổi điều kiện tự nhiên.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu đưa ra các giải pháp khắc phục hậu quả lũ lụt như đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng đầu nguồn, khai thông, nạo vét sự bồi lắng cho các dòng sông. Bên cạnh đó cần có quy hoạch mang tính bền vững và lồng ghép việc xây dựng cơ sở hạ tầng với công tác phòng chống bão, lũ. Các công trình hồ chứa thủy lợi, thủy điện phải đảm bảo cắt giảm lũ cho vùng hạ lưu.
Báo cáo tại hội thảo cho biết, hàng năm các tỉnh Trung bộ Việt Nam chịu ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Đặc biệt, trận lũ kép xảy ra vào tháng 10/2010 đã làm thiệt hại nặng nề cho các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa./.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến lũ lụt kéo dài ở "khúc ruột miền Trung" là do lượng mưa lớn, xảy ra trên diện rộng và kéo dài.
Đặc biệt, quá trình đô thị hóa một số thị xã, thị tứ đã san lấp khu vực ven dòng chảy, cửa sông; ngoài ra rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị thu hẹp, việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc-Nam xây dựng với cao trình cao hơn so với trước tạo thành tuyến ngăn lũ.
Ông Trần Quang Hoài, Cục trưởng Cục quản lý đê điều Phòng chống lụt bão, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương nói ngoài những nguyên nhân khách quan còn có các nguyên nhân do con người gây nên làm cho lũ lụt kéo dài, như không quy hoạch cụ thể các hệ thống giao thông, các công trình phúc lợi phù hợp, nhất là xây dựng hệ thống thủy lợi, thủy điện cũng làm biến đổi điều kiện tự nhiên.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu đưa ra các giải pháp khắc phục hậu quả lũ lụt như đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng đầu nguồn, khai thông, nạo vét sự bồi lắng cho các dòng sông. Bên cạnh đó cần có quy hoạch mang tính bền vững và lồng ghép việc xây dựng cơ sở hạ tầng với công tác phòng chống bão, lũ. Các công trình hồ chứa thủy lợi, thủy điện phải đảm bảo cắt giảm lũ cho vùng hạ lưu.
Báo cáo tại hội thảo cho biết, hàng năm các tỉnh Trung bộ Việt Nam chịu ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Đặc biệt, trận lũ kép xảy ra vào tháng 10/2010 đã làm thiệt hại nặng nề cho các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa./.
Công Tường (TTXVN/Vietnam+)