Ngày 24/4, ông Phạm Hoàng Giang, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu cho biết kết quả xét nghiệm cho thấy nguyên nhân chính làm tôm nuôi bị chết trên diện rộng ở Bạc Liêu thời gian qua là do bệnh vi bào tử.
Ông Giang cũng cho biết thêm ngoài ra còn các nguyên nhân phụ như thời tiết bất thường, mưa trái mùa, con giống kém chất lượng, kỹ thuật nuôi hạn chế, cải tạo ao đầm chưa đạt yêu cầu...
Bệnh vi bào tử là dạng ký sinh trùng nội tế bào, gây tổn thương tế bào gan, tụy ở tôm. Bệnh xuất hiện trên tôm sú gần đây, đặc biệt trong năm 2010 và những tháng đầu năm 2011.
Bệnh vi bào tử đã gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm ở Bạc Liêu, nhất là mô hình nuôi tôm sú công nghiệp, bán công nghiệp. Đến thời điểm này, chưa có thuốc đặc trị bệnh này, chỉ phòng ngừa là chính, bằng cách chọn con giống không nhiễm bệnh để nuôi.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu, từ đầu năm đến nay, bệnh vi bào tử đã gây bệnh cho khoảng 2.500ha tôm sú; trong đó phần lớn diện tích tôm nhiễm bệnh hoàn toàn, làm thiệt hại kinh tế khá lớn.
Nhằm hạn chế tình trạng tôm chết trên diện rộng, Sở chỉ đạo Trung tâm khuyến nông khuyến ngư xuống tận hộ dân hướng dẫn bà con cách phòng bệnh, khắc phục, cải tạo lại ao đầm, lựa chọn thời điểm thích hợp thả nuôi lại...
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của “vua” nuôi tôm sú bất bại Võ Hồng Ngoãn, nguyên nhân tôm mắc bệnh, chết kéo dài trong thời gian qua là có một phần lỗi của người nuôi. Do họ đổ xô ồ ạt nuôi mới chạy theo giá cả tôm nguyên liệu tăng cao trên thị trường, trong khi đó chưa nắm rõ kỹ thuật, điều kiện nuôi chưa đáp ứng, con giống không đảm bảo.
Ông Ngoãn cũng cho rằng điều đáng lo ngại hơn, nhiều người nuôi có tư tưởng thua lỗ vụ trước muốn gỡ lại vụ sau, do đó, tôm vừa chết thì vội vàng cải tạo ao đầm qua loa thả nuôi lại, với cách nuôi này, càng nuôi càng thiệt hại nặng.
Bạc Liêu có diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 125.000ha, phần lớn nuôi theo mô hình quảng canh, quảng canh cải tiến. Riêng nuôi theo mô hình công nghiệp, bán công nghiệp khoảng 15.000ha.
Tuy nhiên, gần đây xuất hiện loại bệnh vi bào tử, thời tiết bất lợi làm cho nhiều nông dân thua lỗ, gây thiệt hại nặng, địa phương chưa có giải pháp ngăn chặn hiệu quả./.
Ông Giang cũng cho biết thêm ngoài ra còn các nguyên nhân phụ như thời tiết bất thường, mưa trái mùa, con giống kém chất lượng, kỹ thuật nuôi hạn chế, cải tạo ao đầm chưa đạt yêu cầu...
Bệnh vi bào tử là dạng ký sinh trùng nội tế bào, gây tổn thương tế bào gan, tụy ở tôm. Bệnh xuất hiện trên tôm sú gần đây, đặc biệt trong năm 2010 và những tháng đầu năm 2011.
Bệnh vi bào tử đã gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm ở Bạc Liêu, nhất là mô hình nuôi tôm sú công nghiệp, bán công nghiệp. Đến thời điểm này, chưa có thuốc đặc trị bệnh này, chỉ phòng ngừa là chính, bằng cách chọn con giống không nhiễm bệnh để nuôi.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu, từ đầu năm đến nay, bệnh vi bào tử đã gây bệnh cho khoảng 2.500ha tôm sú; trong đó phần lớn diện tích tôm nhiễm bệnh hoàn toàn, làm thiệt hại kinh tế khá lớn.
Nhằm hạn chế tình trạng tôm chết trên diện rộng, Sở chỉ đạo Trung tâm khuyến nông khuyến ngư xuống tận hộ dân hướng dẫn bà con cách phòng bệnh, khắc phục, cải tạo lại ao đầm, lựa chọn thời điểm thích hợp thả nuôi lại...
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của “vua” nuôi tôm sú bất bại Võ Hồng Ngoãn, nguyên nhân tôm mắc bệnh, chết kéo dài trong thời gian qua là có một phần lỗi của người nuôi. Do họ đổ xô ồ ạt nuôi mới chạy theo giá cả tôm nguyên liệu tăng cao trên thị trường, trong khi đó chưa nắm rõ kỹ thuật, điều kiện nuôi chưa đáp ứng, con giống không đảm bảo.
Ông Ngoãn cũng cho rằng điều đáng lo ngại hơn, nhiều người nuôi có tư tưởng thua lỗ vụ trước muốn gỡ lại vụ sau, do đó, tôm vừa chết thì vội vàng cải tạo ao đầm qua loa thả nuôi lại, với cách nuôi này, càng nuôi càng thiệt hại nặng.
Bạc Liêu có diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 125.000ha, phần lớn nuôi theo mô hình quảng canh, quảng canh cải tiến. Riêng nuôi theo mô hình công nghiệp, bán công nghiệp khoảng 15.000ha.
Tuy nhiên, gần đây xuất hiện loại bệnh vi bào tử, thời tiết bất lợi làm cho nhiều nông dân thua lỗ, gây thiệt hại nặng, địa phương chưa có giải pháp ngăn chặn hiệu quả./.
Huỳnh Sử (TTXVN/Vietnam+)