Theo bản tin dự báo diễn biến thủy triều ngày 16/9 của Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ, mực nước đỉnh triều tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn vào các ngày từ 16 đến 18/9 (tức ngày mùng 1 đến ngày 3/8 Âm lịch) sẽ ở mức 1,38m đến 1,43m (xấp xỉ hoặc cao hơn mức báo động II).
Đồng thời, Thành phố Hồ Chí Minh cũng nằm trong vùng bị ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp kết hợp với hoạt động của gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên khu vực Nam Biển Đông vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió tây nam mạnh cấp 6, giật trên cấp 6, có mưa rào và dông mạnh.
Trước những diễn biến phức tạp trên, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu Ủy ban Nhân dân các quận huyện, đặc biệt là quận 12, Thủ Đức, Bình Thạnh, Gò Vấp, huyện Củ Chi và Hóc Môn chủ động kiểm tra các vị trí xung yếu và chuẩn bị lực lượng, vật tư (cừ tràm, lưới B40, vải bạt, bao tải cát…) để kịp thời cơi đắp, xử lý ngay theo phương châm “bốn tại chỗ” khi phát hiện sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố, không để xảy ra ngập úng, thiệt hại cho nhân dân.
Đồng thời, thường xuyên thông báo trên các phương tiện truyền thông (đài phát thanh) về diễn biến đợt triều cường và ngày, giờ đỉnh triều xuất hiện; phổ biến, khuyến cáo hướng dẫn cho người dân các biện pháp phòng, tránh, ứng phó kịp thời, hiệu quả.
Các đơn vị liên quan như Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước, Sở Giao thông vVận tải, Công ty Quản lý Khai thác dịch vụ thủy lợi và Công ty Thoát nước đô thị phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Nhân dân các quận huyện trong công tác phòng, chống ngập úng nội thị và ngoại thành; chỉ đạo đơn vị trực tiếp quản lý các cống, đập ngăn triều, trạm bơm, máy bơm nước di động phối hợp với địa phương chuẩn bị lực lượng, nhiên liệu, kiểm tra hệ thống điện; kiểm tra, vận hành hiệu quả các cửa xả, cống, đập ngăn triều, máy bơm nước để chủ động xử lý kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng ngập úng kéo dài gây thiệt hại hoa màu, nhà cửa, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của nhân dân…
Trước đó, vào chiều tối 15/9, do ảnh hưởng của mưa lớn kết hợp với đợt triều cường lên cao cũng đã làm cho nhiều tuyến đường tại Thành phố Hồ Chí Minh bị ngập sâu trong nước như bến Phú Định (quận 8), Hồ Học Lãm (quận Bình Tân), An Dương Vương (quận 6), Đại lộ Võ Văn Kiệt đoạn thuộc quận 6, Nguyễn Xí (Bình Thạnh)…/.
Đồng thời, Thành phố Hồ Chí Minh cũng nằm trong vùng bị ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp kết hợp với hoạt động của gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên khu vực Nam Biển Đông vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió tây nam mạnh cấp 6, giật trên cấp 6, có mưa rào và dông mạnh.
Trước những diễn biến phức tạp trên, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu Ủy ban Nhân dân các quận huyện, đặc biệt là quận 12, Thủ Đức, Bình Thạnh, Gò Vấp, huyện Củ Chi và Hóc Môn chủ động kiểm tra các vị trí xung yếu và chuẩn bị lực lượng, vật tư (cừ tràm, lưới B40, vải bạt, bao tải cát…) để kịp thời cơi đắp, xử lý ngay theo phương châm “bốn tại chỗ” khi phát hiện sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố, không để xảy ra ngập úng, thiệt hại cho nhân dân.
Đồng thời, thường xuyên thông báo trên các phương tiện truyền thông (đài phát thanh) về diễn biến đợt triều cường và ngày, giờ đỉnh triều xuất hiện; phổ biến, khuyến cáo hướng dẫn cho người dân các biện pháp phòng, tránh, ứng phó kịp thời, hiệu quả.
Các đơn vị liên quan như Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước, Sở Giao thông vVận tải, Công ty Quản lý Khai thác dịch vụ thủy lợi và Công ty Thoát nước đô thị phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Nhân dân các quận huyện trong công tác phòng, chống ngập úng nội thị và ngoại thành; chỉ đạo đơn vị trực tiếp quản lý các cống, đập ngăn triều, trạm bơm, máy bơm nước di động phối hợp với địa phương chuẩn bị lực lượng, nhiên liệu, kiểm tra hệ thống điện; kiểm tra, vận hành hiệu quả các cửa xả, cống, đập ngăn triều, máy bơm nước để chủ động xử lý kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng ngập úng kéo dài gây thiệt hại hoa màu, nhà cửa, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của nhân dân…
Trước đó, vào chiều tối 15/9, do ảnh hưởng của mưa lớn kết hợp với đợt triều cường lên cao cũng đã làm cho nhiều tuyến đường tại Thành phố Hồ Chí Minh bị ngập sâu trong nước như bến Phú Định (quận 8), Hồ Học Lãm (quận Bình Tân), An Dương Vương (quận 6), Đại lộ Võ Văn Kiệt đoạn thuộc quận 6, Nguyễn Xí (Bình Thạnh)…/.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN)