Ba tháng đầu năm nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã cấp phép mới cho 68 dự án với tổng vốn đăng ký 378 triệu USD, vốn pháp định 61,6 triệu USD; vốn bình quân mỗi dự án đạt 5,5 triệu USD.
Đáng chú ý là ngày càng có nhiều dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các lĩnh vực công nghệ cao, y tế, giáo dục... với quy mô lớn.
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI. Đến trung tuần tháng Ba, Thành phố Hồ Chí Minh có 3.604 dự án FDI còn hiệu lực hoạt động, với tổng vốn đăng ký gần 27.790 triệu USD.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, đầu tư nước ngoài đã giúp thành phố tiếp thu những công nghệ, kỹ thuật hiện đại; kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp tiên tiến và giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động.
Ngoài ra, các phương thức hoạt động của doanh nghiệp FDI đã tạo sự canh tranh ngay ở thị trường trong nước, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và áp dụng các phương thức quản lý tiên tiến.
Sự năng động của nguồn vốn FDI đã giúp cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố diễn ra với tốc độ nhanh hơn; góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cũng như đóng góp tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết thất nghiệp...
Có thể nói, nguồn vốn FDI đã tạo cú hích mạnh mẽ cho kinh tế thành phố phát triển. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn những hạn chế trong việc thu hút vốn FDI như cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu và thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng. Ngoài ra, một số thủ tục cấp phép đầu tư các dự án FDI còn bất cập.
Cùng với việc coi trọng thu hút vốn FDI, thành phố cũng đang chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành sản xuất có hàm lượng chất xám và tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao; các ngành sản xuất thân thiện với môi trường...
Năm 2009, tuy gặp khó khăn do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, vốn FDI vào thành phố vẫn tăng khá với 369 dự án được cấp phép mới đạt tổng vốn đăng ký 841 triệu USD, vốn pháp định 352 triệu USD; vốn bình quân mỗi dự án đạt 2,3 triệu USD./.
Đáng chú ý là ngày càng có nhiều dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các lĩnh vực công nghệ cao, y tế, giáo dục... với quy mô lớn.
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI. Đến trung tuần tháng Ba, Thành phố Hồ Chí Minh có 3.604 dự án FDI còn hiệu lực hoạt động, với tổng vốn đăng ký gần 27.790 triệu USD.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, đầu tư nước ngoài đã giúp thành phố tiếp thu những công nghệ, kỹ thuật hiện đại; kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp tiên tiến và giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động.
Ngoài ra, các phương thức hoạt động của doanh nghiệp FDI đã tạo sự canh tranh ngay ở thị trường trong nước, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và áp dụng các phương thức quản lý tiên tiến.
Sự năng động của nguồn vốn FDI đã giúp cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố diễn ra với tốc độ nhanh hơn; góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cũng như đóng góp tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết thất nghiệp...
Có thể nói, nguồn vốn FDI đã tạo cú hích mạnh mẽ cho kinh tế thành phố phát triển. Tuy nhiên, thành phố vẫn còn những hạn chế trong việc thu hút vốn FDI như cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu và thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng. Ngoài ra, một số thủ tục cấp phép đầu tư các dự án FDI còn bất cập.
Cùng với việc coi trọng thu hút vốn FDI, thành phố cũng đang chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành sản xuất có hàm lượng chất xám và tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao; các ngành sản xuất thân thiện với môi trường...
Năm 2009, tuy gặp khó khăn do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, vốn FDI vào thành phố vẫn tăng khá với 369 dự án được cấp phép mới đạt tổng vốn đăng ký 841 triệu USD, vốn pháp định 352 triệu USD; vốn bình quân mỗi dự án đạt 2,3 triệu USD./.
Lê Bá Lư (Vietnam+)