Đồng thời, tổ chức rà soát, điều chỉnh cácquy hoạch, dự án cho phù hợp với quy hoạch; nghiên cứu quy hoạch quỹ đất đưa vàokhai thác tạo nguồn vốn tham gia đầu tư xây dựng tuyến đường.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các quậnhuyện nói trên căn cứ phạm vi ranh tuyến của các đường vành đai số 3 và số 4 đãđược phê duyệt để có kế hoạch tổ chức quản lý quỹ đất theo quy hoạch được duyệt.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì việc nghiên cứu phương án kêu gọi, huy độngcác nguồn vốn tham gia đầu tư xây dựng tuyến đường, trong đó cần ưu tiên khaithác quỹ đất tạo nguồn vốn.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chi tiếtcác đường vành đai số 3 và số 4 Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được đầu tư xây dựngvới tổng kinh phí 154.342 tỷ đồng.
Cụ thể, đường vành đai 3 có tổng chiều dài 98km đi qua địa giới hành chínhcủa 8 quận, huyện thuộc 4 tỉnh, thành phố là quận 9, 3 huyện Củ Chi, Hóc Môn,Bình Chánh của Thành phố Hồ Chí Minh; huyện Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai; huyệnDĩ An, huyện Thuận An của tỉnh Bình Dương và huyện Bến Lức thuộc tỉnh Long An.
Tuyến đường vành đai 4 có tổng chiều dài 197,6km đi qua 12 huyệnthuộc 5 tỉnh, thành phố, gồm Bà Rịa-Vũng Tàu (huyện Tân Thành); tỉnh Đồng Nai (3huyện Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu); tỉnh Bình Dương (2 huyện Tân Uyên, BếnCát); Thành phố Hồ Chí Minh (huyện Củ Chi, huyện Nhà Bè); tỉnh Long An (4 huyệnĐức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc).
Cả hai tuyến vành đai được thiết kế là đường cao tốc gồm 6-8 làn xe vậntốc 60-100km/h, bao gồm nhiều cầu vượt, hầm chui và đường song hành 2 làn xe.Theo kế hoạch hai tuyến vành đai 3 và 4 sẽ hoàn thành theo từng giai đoạn, sớmnhất là năm 2017 và muộn nhất là năm 2025./.