Tối 11/11, Ủy ban bầu cử Ukraine (SIK) đã công bố kết quả chính thức cuộc bầu cử Quốc hội khóa VII diễn ra ngày 28/10 vừa qua.
Quốc hội Ukraine khóa VII gồm 450 đại biểu, trong đó có 225 đại biểu theo danh sách tranh cử của các chính đảng đã được xác định; và trong số 225 đại biểu bầu theo khu vực tranh cử một đại biểu, 220 nghị sỹ đã được xác định, năm đại biểu còn lại sẽ được bầu lại tại năm khu vực bầu cử "có vấn đề" vào đầu năm 2013.
Do Hiến pháp Ukraine quy định Quốc hội khóa mới có thể bắt đầu hoạt động nếu đạt được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu (300 người) nên SIK xác nhận Quốc hội Ukraine khóa VII đã được bầu ra và hoạt động với 445 nghị sỹ hiện nay.
Theo SIK, tại Quốc hội khóa mới, Đảng "Các khu vực" (PR) chiếm số ghế cao nhất với 185 đại biểu, xếp thứ hai là khối đối lập thống nhất giành 101 ghế; Đảng UDAR có 40 ghế; Đảng Tự Do giữ 37 ghế và Đảng Cộng sản (CPU) giành 32 ghế.
Trong số 50 ghế còn lại, các ứng cử viên độc lập đắc cử 43 đại biểu, "Trung tâm Thống nhất" có ba ứng cử viên đắc cử, Đảng Dân tộc có hai đại biểu, Đảng "Liên minh" và Đảng Cấp tiến đều có một đại biểu.
[Ukraine: Không đảng nào giành đa số tối thiểu ở QH]
Sau khi SIK công bố kết quả chính thức, Tổng thống Viktor Yanukovich và Chủ tịch Quốc hội khóa VI Vladimir Litvin đều tuyên bố Quốc hội Ukraine khóa VII sẽ họp kỳ đầu tiên vào tháng 12 tới.
Tuy nhiên, dư luận đánh giá nhiều vấn đề đang đặt ra trước cơ quan lập pháp Ukraine. Ngoài việc ba khối và chính đảng đối lập nước này đều quyết tâm lật đổ vị thế cầm quyền của PR, CPU đã tuyên bố không có ý định liên minh với chính đảng cầm quyền. Vì vậy, PR chỉ còn cách duy nhất là liên minh với các đại biểu độc lập.
Trong khi đó, khối đối lập thống nhất cùng hai đảng đối lập khác là UDAR và Tự Do tối 11/11 đều đã tuyên bố không công nhận kết quả bầu cử do "tình trạng gian lận" và ngày 12/11 sẽ công bố chương trình hành động phản đối tiếp theo.
Phe đối lập Ukraine khẳng định có ít nhất 150 đại biểu của họ sẵn sàng không chấp nhận tuyên thệ. Nếu điều này xảy ra, Quốc hội khóa VII sẽ không hội đủ 300 đại biểu để có thể bắt đầu hoạt động theo quy định./.
Quốc hội Ukraine khóa VII gồm 450 đại biểu, trong đó có 225 đại biểu theo danh sách tranh cử của các chính đảng đã được xác định; và trong số 225 đại biểu bầu theo khu vực tranh cử một đại biểu, 220 nghị sỹ đã được xác định, năm đại biểu còn lại sẽ được bầu lại tại năm khu vực bầu cử "có vấn đề" vào đầu năm 2013.
Do Hiến pháp Ukraine quy định Quốc hội khóa mới có thể bắt đầu hoạt động nếu đạt được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu (300 người) nên SIK xác nhận Quốc hội Ukraine khóa VII đã được bầu ra và hoạt động với 445 nghị sỹ hiện nay.
Theo SIK, tại Quốc hội khóa mới, Đảng "Các khu vực" (PR) chiếm số ghế cao nhất với 185 đại biểu, xếp thứ hai là khối đối lập thống nhất giành 101 ghế; Đảng UDAR có 40 ghế; Đảng Tự Do giữ 37 ghế và Đảng Cộng sản (CPU) giành 32 ghế.
Trong số 50 ghế còn lại, các ứng cử viên độc lập đắc cử 43 đại biểu, "Trung tâm Thống nhất" có ba ứng cử viên đắc cử, Đảng Dân tộc có hai đại biểu, Đảng "Liên minh" và Đảng Cấp tiến đều có một đại biểu.
[Ukraine: Không đảng nào giành đa số tối thiểu ở QH]
Sau khi SIK công bố kết quả chính thức, Tổng thống Viktor Yanukovich và Chủ tịch Quốc hội khóa VI Vladimir Litvin đều tuyên bố Quốc hội Ukraine khóa VII sẽ họp kỳ đầu tiên vào tháng 12 tới.
Tuy nhiên, dư luận đánh giá nhiều vấn đề đang đặt ra trước cơ quan lập pháp Ukraine. Ngoài việc ba khối và chính đảng đối lập nước này đều quyết tâm lật đổ vị thế cầm quyền của PR, CPU đã tuyên bố không có ý định liên minh với chính đảng cầm quyền. Vì vậy, PR chỉ còn cách duy nhất là liên minh với các đại biểu độc lập.
Trong khi đó, khối đối lập thống nhất cùng hai đảng đối lập khác là UDAR và Tự Do tối 11/11 đều đã tuyên bố không công nhận kết quả bầu cử do "tình trạng gian lận" và ngày 12/11 sẽ công bố chương trình hành động phản đối tiếp theo.
Phe đối lập Ukraine khẳng định có ít nhất 150 đại biểu của họ sẵn sàng không chấp nhận tuyên thệ. Nếu điều này xảy ra, Quốc hội khóa VII sẽ không hội đủ 300 đại biểu để có thể bắt đầu hoạt động theo quy định./.
(TTXVN)