Trên tờ Thương báo của Hongkong mới đây đăng một bài viết khẳng định tại Việt Nam hiện có nhiều cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ xứ cảng thơm.
Bài viết trên của ông Chu Cách Ninh - Chủ tịch sáng lập Liên minh Quốc tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hongkong (Trung Quốc) - sau chuyến đi khảo sát thực tế tại Việt Nam.
Theo tác giả, có một số ngành nghề tại Trung Quốc đại lục hoặc ở Hongkong đang bị cạnh tranh khốc liệt, lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ bị đào thải, nhưng ở Việt Nam, các ngành nghề này lại phát triển mạnh mẽ và đem lại lợi nhuận khả quan.
Ở Việt Nam, không nhất thiết phải sử dụng khoa học kỹ thuật cao hoặc quản lý phức tạp mà kinh doanh theo kiểu truyền thống vẫn rất dễ kiếm tiềm. Điều đó được minh chứng qua sự thành công ở hình thức kinh doanh của các Hoa kiều cao tuổi trên mảnh đất này. Tác giả cho rằng "nếu chỉ được trang bị những kiến thức kinh doanh, quản lý cũ, bạn đừng ngại tới Việt Nam."
Ngoài ra, ở Việt Nam còn có rất nhiều ngành nghề để trống hoặc cạnh tranh thấp, rất dễ gặt hái được thành công. Thị trường dành cho các ngành nghề kinh doanh chỉ cần tới nhân viên hoặc sự quản lý tương đối đơn giản cũng còn rất rộng. Đó là chưa kể đến sản lượng dầu mỏ, than, lương thực, thực phẩm, càphê, hải sản… của Việt Nam đều nằm trong top đầu của thế giới.
Một nước nhỏ, tài nguyên phong phú như thế, theo tác giả, có tiềm lực thực vô hạn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hongkong cũng như của Trung Quốc đại lục thực sự không nên bỏ qua cơ hội này.
Qua quan sát, tác giả thấy rằng ở Việt Nam vẫn còn có không ít ngành nghề mà cơ hội làm ăn chỗ nào cũng có như dịch vụ viện dưỡng lão, trị liệu phục hồi sức khỏe, nghi lễ mai táng nghĩa trang hay kinh doanh nhà hàng kiểu Hongkong, quán net thư giãn, siêu thị vừa và nhỏ…
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, một số trường quốc tế có mức thu đắt gấp đôi ở Hongkong, nhưng người dân địa phương và người nước ngoài ở đây vẫn rất thích gửi con cái họ vào đó để học tập. Trong bối cảnh kinh doanh giáo dục mầm non ở Hongkong đã trở nên vô cùng khó khăn, tác giả khuyên các doanh nhân trong lĩnh vực này nên đến Việt Nam khảo sát tìm kiếm cơ hội làm ăn.
Thu thập thông tin qua một người bà con - sau khi tốt nghiệp khoa Anh, Đại học Sư phạm Quảng Châu, tới làm ăn ở Thành phố Hồ Chí Minh, mới được hơn 10 năm đã tích lũy được tài sản trị giá vài triệu USD - và trực tiếp tìm hiểu qua một loạt doanh nhân Việt Nam cũng như doanh nhân người nước ngoài, tác giả phát hiện một số ngành kinh doanh nhỏ ở Việt Nam có khả năng đem lại mức lợi nhuận khiến người ta phải giật mình.
Đó là có những khách sạn nhỏ một tháng thu tới hơn 100.000 USD tiền lợi nhuận. Đến một tiệm mátxa mà ông chủ vốn là kỹ sư sửa chữa tàu thuyền Singapore, tác giả được biết mỗi ngày tiệm phục vụ trên 200 khách. Với giá vé 10 USD/lần, trừ đi tiền thuê nhân công rẻ, lợi nhuận hàng tháng ông chủ bỏ túi rõ ràng không phải là ít, chỉ 1-2 năm là hoàn vốn.
Trong chuyến khảo sát thực tế, tác giả đã gặp hội trưởng, hội phó và ban thư ký Thương hội Hongkong tại Việt Nam. Họ cho biết là đã làm ăn ở Việt Nam hơn 20 năm và gần như không muốn rời xa mảnh đất này.
Tại Hongkong, họ cũng có thể được coi là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, sau khi sang Việt Nam làm ăn quyết định thành lập thương hội, hy vọng sẽ giúp đỡ được nhiều hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ xứ cảng thơm tới Việt Nam phát triển sự nghiệp.
Một vị giám đốc thành viên của Thương hội Hongkong tại Việt Nam khi về đặc khu nghỉ phép đã đến gặp tác giả trao đổi thông tin và cho biết ông đã sang Việt Nam được ba năm, công việc kinh doanh trên thực tế diễn ra tốt đẹp hơn cả những gì ông tưởng tượng và ông rất muốn làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
Tác giả phân tích, rất nhiều người nước ngoài đã coi nhẹ thị trường Việt Nam, cộng thêm những trở ngại về ngôn ngữ, số doanh nghiệp vừa và nhỏ (của Hongkong và Trung Quốc đại lục) đến Việt Nam mở mang phát triển thị trường không nhiều. Nhưng kì thực ở Việt Nam chỗ nào cũng có Hoa kiều, việc tuyển dụng một nhân viên biết tiếng Trung không quá khó khăn, thủ tục visa cũng thuận tiện.
Tác giả kiến nghị các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt thuộc các ngành nghề mà ở Hongkong và Trung Quốc đại lục cạnh tranh bão hòa, lợi nhuận thấp, nên tới Việt Nam - một thị trường mới - để tìm cơ hội./.
Bài viết trên của ông Chu Cách Ninh - Chủ tịch sáng lập Liên minh Quốc tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hongkong (Trung Quốc) - sau chuyến đi khảo sát thực tế tại Việt Nam.
Theo tác giả, có một số ngành nghề tại Trung Quốc đại lục hoặc ở Hongkong đang bị cạnh tranh khốc liệt, lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ bị đào thải, nhưng ở Việt Nam, các ngành nghề này lại phát triển mạnh mẽ và đem lại lợi nhuận khả quan.
Ở Việt Nam, không nhất thiết phải sử dụng khoa học kỹ thuật cao hoặc quản lý phức tạp mà kinh doanh theo kiểu truyền thống vẫn rất dễ kiếm tiềm. Điều đó được minh chứng qua sự thành công ở hình thức kinh doanh của các Hoa kiều cao tuổi trên mảnh đất này. Tác giả cho rằng "nếu chỉ được trang bị những kiến thức kinh doanh, quản lý cũ, bạn đừng ngại tới Việt Nam."
Ngoài ra, ở Việt Nam còn có rất nhiều ngành nghề để trống hoặc cạnh tranh thấp, rất dễ gặt hái được thành công. Thị trường dành cho các ngành nghề kinh doanh chỉ cần tới nhân viên hoặc sự quản lý tương đối đơn giản cũng còn rất rộng. Đó là chưa kể đến sản lượng dầu mỏ, than, lương thực, thực phẩm, càphê, hải sản… của Việt Nam đều nằm trong top đầu của thế giới.
Một nước nhỏ, tài nguyên phong phú như thế, theo tác giả, có tiềm lực thực vô hạn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hongkong cũng như của Trung Quốc đại lục thực sự không nên bỏ qua cơ hội này.
Qua quan sát, tác giả thấy rằng ở Việt Nam vẫn còn có không ít ngành nghề mà cơ hội làm ăn chỗ nào cũng có như dịch vụ viện dưỡng lão, trị liệu phục hồi sức khỏe, nghi lễ mai táng nghĩa trang hay kinh doanh nhà hàng kiểu Hongkong, quán net thư giãn, siêu thị vừa và nhỏ…
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, một số trường quốc tế có mức thu đắt gấp đôi ở Hongkong, nhưng người dân địa phương và người nước ngoài ở đây vẫn rất thích gửi con cái họ vào đó để học tập. Trong bối cảnh kinh doanh giáo dục mầm non ở Hongkong đã trở nên vô cùng khó khăn, tác giả khuyên các doanh nhân trong lĩnh vực này nên đến Việt Nam khảo sát tìm kiếm cơ hội làm ăn.
Thu thập thông tin qua một người bà con - sau khi tốt nghiệp khoa Anh, Đại học Sư phạm Quảng Châu, tới làm ăn ở Thành phố Hồ Chí Minh, mới được hơn 10 năm đã tích lũy được tài sản trị giá vài triệu USD - và trực tiếp tìm hiểu qua một loạt doanh nhân Việt Nam cũng như doanh nhân người nước ngoài, tác giả phát hiện một số ngành kinh doanh nhỏ ở Việt Nam có khả năng đem lại mức lợi nhuận khiến người ta phải giật mình.
Đó là có những khách sạn nhỏ một tháng thu tới hơn 100.000 USD tiền lợi nhuận. Đến một tiệm mátxa mà ông chủ vốn là kỹ sư sửa chữa tàu thuyền Singapore, tác giả được biết mỗi ngày tiệm phục vụ trên 200 khách. Với giá vé 10 USD/lần, trừ đi tiền thuê nhân công rẻ, lợi nhuận hàng tháng ông chủ bỏ túi rõ ràng không phải là ít, chỉ 1-2 năm là hoàn vốn.
Trong chuyến khảo sát thực tế, tác giả đã gặp hội trưởng, hội phó và ban thư ký Thương hội Hongkong tại Việt Nam. Họ cho biết là đã làm ăn ở Việt Nam hơn 20 năm và gần như không muốn rời xa mảnh đất này.
Tại Hongkong, họ cũng có thể được coi là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, sau khi sang Việt Nam làm ăn quyết định thành lập thương hội, hy vọng sẽ giúp đỡ được nhiều hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ xứ cảng thơm tới Việt Nam phát triển sự nghiệp.
Một vị giám đốc thành viên của Thương hội Hongkong tại Việt Nam khi về đặc khu nghỉ phép đã đến gặp tác giả trao đổi thông tin và cho biết ông đã sang Việt Nam được ba năm, công việc kinh doanh trên thực tế diễn ra tốt đẹp hơn cả những gì ông tưởng tượng và ông rất muốn làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
Tác giả phân tích, rất nhiều người nước ngoài đã coi nhẹ thị trường Việt Nam, cộng thêm những trở ngại về ngôn ngữ, số doanh nghiệp vừa và nhỏ (của Hongkong và Trung Quốc đại lục) đến Việt Nam mở mang phát triển thị trường không nhiều. Nhưng kì thực ở Việt Nam chỗ nào cũng có Hoa kiều, việc tuyển dụng một nhân viên biết tiếng Trung không quá khó khăn, thủ tục visa cũng thuận tiện.
Tác giả kiến nghị các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt thuộc các ngành nghề mà ở Hongkong và Trung Quốc đại lục cạnh tranh bão hòa, lợi nhuận thấp, nên tới Việt Nam - một thị trường mới - để tìm cơ hội./.
Hà Ngọc (Báo Tin tức/Vietnam+)