Tại hội thảo "Chiến lược phát triển thị trường Quốc tế-Việt Nam" tổ chức ngày 6/10 tại Malaysia, Hiệp hội nhượng quyền thương mại Malaysia (MFA) xác định Việt Nam là một thị trường chiến lược mới để các công ty Malaysia đầu tư vào lĩnh vực nhượng quyền thương mại.
Tại hội thảo, Giám đốc điều hành MFA Sofia Leong Abdullah đánh giá cao tiềm năng thị trường Việt Nam với dân số 87,9 triệu người, là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thứ ba trên thế giới và các điều kiện dành cho các nhà đầu tư nước ngoài hiện đại tương đương các nước khác.
Ngoài ra, sức mua tại Việt Nam cũng tăng mạnh, một phần nhờ khoảng 20 tỷ USD kiều hối do người Việt Nam sinh sống, làm việc tại nước ngoài gửi về.
Trong bối cảnh đó, thị trường nhượng quyền thương mại tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng với mức doanh thu trung bình tăng 50%/năm và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục cho đến năm 2012. Tuy nhiên, cho đến nay, mới chỉ có hai công ty của Malaysia là SP Setia và Berjaya thành công và có chỗ đứng ở Việt Nam.
Phát biểu sau hội thảo, ông Sofia cho biết MFA sẽ làm việc với Cơ quan phát triển ngoại thương Malaysia (Matrade) và Công ty phát triển nhượng quyền thương mại Malaysia (PNS) để quảng bá thị trường đầu tư tiềm năng Việt Nam đến các doanh nhân Malaysia.
MFA đề ra mục tiêu đến cuối năm 2010 sẽ đưa bảy đến tám công ty nhượng quyền thương mại Malaysia đến Việt Nam và năm 2011 sẽ đưa nhiều công ty nữa.
Theo ông Sofia, lĩnh vực nhượng quyền thương mại đang có nhu cầu cao ở Việt Nam là bán lẻ (25%), đồ uống (20%), nhà hàng (16%), thời trang (9%) và giáo dục (5%), trong đó, MFA sẽ tập trung vào lĩnh vực giáo dục vì nhu cầu đào tạo tiếng Anh tại Việt Nam rất cao.
Các đô thị lớn của Việt Nam như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng sẽ là những địa điểm đầu tư chiến lược./.
Tại hội thảo, Giám đốc điều hành MFA Sofia Leong Abdullah đánh giá cao tiềm năng thị trường Việt Nam với dân số 87,9 triệu người, là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thứ ba trên thế giới và các điều kiện dành cho các nhà đầu tư nước ngoài hiện đại tương đương các nước khác.
Ngoài ra, sức mua tại Việt Nam cũng tăng mạnh, một phần nhờ khoảng 20 tỷ USD kiều hối do người Việt Nam sinh sống, làm việc tại nước ngoài gửi về.
Trong bối cảnh đó, thị trường nhượng quyền thương mại tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng với mức doanh thu trung bình tăng 50%/năm và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục cho đến năm 2012. Tuy nhiên, cho đến nay, mới chỉ có hai công ty của Malaysia là SP Setia và Berjaya thành công và có chỗ đứng ở Việt Nam.
Phát biểu sau hội thảo, ông Sofia cho biết MFA sẽ làm việc với Cơ quan phát triển ngoại thương Malaysia (Matrade) và Công ty phát triển nhượng quyền thương mại Malaysia (PNS) để quảng bá thị trường đầu tư tiềm năng Việt Nam đến các doanh nhân Malaysia.
MFA đề ra mục tiêu đến cuối năm 2010 sẽ đưa bảy đến tám công ty nhượng quyền thương mại Malaysia đến Việt Nam và năm 2011 sẽ đưa nhiều công ty nữa.
Theo ông Sofia, lĩnh vực nhượng quyền thương mại đang có nhu cầu cao ở Việt Nam là bán lẻ (25%), đồ uống (20%), nhà hàng (16%), thời trang (9%) và giáo dục (5%), trong đó, MFA sẽ tập trung vào lĩnh vực giáo dục vì nhu cầu đào tạo tiếng Anh tại Việt Nam rất cao.
Các đô thị lớn của Việt Nam như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng sẽ là những địa điểm đầu tư chiến lược./.
(TTXVN/Vietnam+)