Chiều 18/4, tại Hà Nội, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã ký và trao đổi văn kiện pháp lý chi tiết về thỏa thuận hợp tác phái cử và tiếp nhận điều dưỡng viên, hộ lý đủ tiêu chuẩn giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Trước đó, ngày 17/4/2012, theo thủ tục pháp lý, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba đã thay mặt Chính phủ Nhật Bản ký văn kiện.
Đến dự Lễ ký, phía Việt Nam có đại diện của Văn phòng Chính phủ, các Bộ Ngoại giao, Lao động Thương Binh Xã hội, Y tế, Tư Pháp và các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương. Phía Nhật Bản có đại diện của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.
Ngài Yasuaki Tanizaki, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam đã trao văn kiện của phía Nhật Bản do Bộ trưởng Ngoại giao ký trước đó cho phía Việt Nam và nhận văn kiện của phía Việt Nam do Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng ký.
Văn kiện ký kết lần này (theo hình thức Thư trao đổi) là văn kiện pháp lý chi tiết, cụ thể hóa cam kết giữa hai nước trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) ký tháng 12/2008 và nội dung Biên bản ghi nhớ về Cơ chế tiếp nhận điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam đủ tiêu chuẩn sang Nhật Bản đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda ký kết ngày 31/10/2011 nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Thỏa thuận, phía Nhật Bản sẽ chính thức tiếp nhận ứng cử viên điều dưỡng viên (trước đây gọi là y tá) và hộ lý Việt Nam đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, kinh nghiệm và trình độ tiếng Nhật sang làm việc, học tập tại Nhật Bản trong 3 năm (với điều dưỡng viên) và 4 năm (với hộ lý).
Trong thời gian này, các ứng viên được tham gia kỳ thi lấy Chứng chỉ Quốc gia của Nhật Bản, và nếu thi đỗ, các ứng viên có thể được làm việc lâu dài tại các bệnh viện và cơ sở điều dưỡng tại Nhật Bản.
Theo nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ quốc tế, Việt Nam sẽ tiếp nhận các điều dưỡng viên, hộ lý đủ tiêu chuẩn chuyên môn, kinh nghiệm và trình độ tiếng Việt của Nhật Bản sang Việt Nam làm việc.
Bộ Công Thương cho biết, thỏa thuận hợp tác này cho phép các ứng cử viên Việt Nam đã tốt nghiệp từ trung cấp điều dưỡng trở lên, có thời gian kinh nghiệm ít nhất 2 năm được tham gia khóa đào tạo dự bị trong 12 tháng để đáp ứng yêu cầu tiếng Nhật (N3) và các kiến thức chung khác trước khi chính thức được phép làm việc, hoặc tiếp tục học tập chuyên ngành điều dưỡng tại Nhật Bản, là quốc gia phát triển hàng đầu thế giới về dịch vụ y tế với thu nhập cao.
Sau Philippines và Indonesia, Việt Nam là nước thứ 3 chính thức có thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực trao đổi điều dưỡng viên, hộ lý với Nhật Bản. Đây là cơ sở pháp lý giúp hai bên sớm triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể, dự kiến ngay trong năm 2012 và mở ra hướng hợp tác mới, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác đối tác chiến lược đang ngày càng phát triển toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản./.
Trước đó, ngày 17/4/2012, theo thủ tục pháp lý, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba đã thay mặt Chính phủ Nhật Bản ký văn kiện.
Đến dự Lễ ký, phía Việt Nam có đại diện của Văn phòng Chính phủ, các Bộ Ngoại giao, Lao động Thương Binh Xã hội, Y tế, Tư Pháp và các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương. Phía Nhật Bản có đại diện của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.
Ngài Yasuaki Tanizaki, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam đã trao văn kiện của phía Nhật Bản do Bộ trưởng Ngoại giao ký trước đó cho phía Việt Nam và nhận văn kiện của phía Việt Nam do Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng ký.
Văn kiện ký kết lần này (theo hình thức Thư trao đổi) là văn kiện pháp lý chi tiết, cụ thể hóa cam kết giữa hai nước trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) ký tháng 12/2008 và nội dung Biên bản ghi nhớ về Cơ chế tiếp nhận điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam đủ tiêu chuẩn sang Nhật Bản đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda ký kết ngày 31/10/2011 nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Thỏa thuận, phía Nhật Bản sẽ chính thức tiếp nhận ứng cử viên điều dưỡng viên (trước đây gọi là y tá) và hộ lý Việt Nam đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, kinh nghiệm và trình độ tiếng Nhật sang làm việc, học tập tại Nhật Bản trong 3 năm (với điều dưỡng viên) và 4 năm (với hộ lý).
Trong thời gian này, các ứng viên được tham gia kỳ thi lấy Chứng chỉ Quốc gia của Nhật Bản, và nếu thi đỗ, các ứng viên có thể được làm việc lâu dài tại các bệnh viện và cơ sở điều dưỡng tại Nhật Bản.
Theo nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ quốc tế, Việt Nam sẽ tiếp nhận các điều dưỡng viên, hộ lý đủ tiêu chuẩn chuyên môn, kinh nghiệm và trình độ tiếng Việt của Nhật Bản sang Việt Nam làm việc.
Bộ Công Thương cho biết, thỏa thuận hợp tác này cho phép các ứng cử viên Việt Nam đã tốt nghiệp từ trung cấp điều dưỡng trở lên, có thời gian kinh nghiệm ít nhất 2 năm được tham gia khóa đào tạo dự bị trong 12 tháng để đáp ứng yêu cầu tiếng Nhật (N3) và các kiến thức chung khác trước khi chính thức được phép làm việc, hoặc tiếp tục học tập chuyên ngành điều dưỡng tại Nhật Bản, là quốc gia phát triển hàng đầu thế giới về dịch vụ y tế với thu nhập cao.
Sau Philippines và Indonesia, Việt Nam là nước thứ 3 chính thức có thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực trao đổi điều dưỡng viên, hộ lý với Nhật Bản. Đây là cơ sở pháp lý giúp hai bên sớm triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể, dự kiến ngay trong năm 2012 và mở ra hướng hợp tác mới, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác đối tác chiến lược đang ngày càng phát triển toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản./.
Uyên Hương (TTXVN)