Ngày 12/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức cuộc họp sáng kiến chung Nhật-Việt để thảo luận về cơ hội và phương pháp thúc đẩy hơn nữa hiểu biết giữa các cơ quan truyền thông Việt Nam và các doanh nghiệp Nhật Bản.
Ông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, Nhật Bản và Việt Nam có mối quan hệ hợp tác từ rất sớm. Nhiều sản phẩm thương hiệu Nhật Bản từ lâu đã trở nên tin cậy và gần gũi với người dân Việt Nam. Để có được thành công đó, các cơ quan báo chí Việt Nam đã đóng góp một phần quan trọng vào việc tạo dựng hình ảnh và sự phát triển của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển tải thông tin, một số cơ quan báo chí không tránh khỏi việc đưa thông tin một chiều, làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Vì vậy, khi một doanh nghiệp nhận thấy có những thông tin trên báo chí gây ảnh hưởng xấu hoặc có tác động tiêu cực tới hình ảnh của doanh nghiệp thì cần thực hiện ngay việc phản hồi, khiếu nại thông tin trên báo chí.
Về phía Nhật Bản, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản cho biết, hiện nay, mối quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam ngày càng được củng cố và tăng cường. Việt Nam tiếp tục có các biện pháp để đảm bảo hình ảnh của doanh nghiệp Nhật Bản, hạn chế đưa thông tin thiếu chính xác trên báo chí ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác song phương giữa hai quốc gia.
Theo đúng trình tự, quy định của Luật Báo chí Việt Nam, các doanh nghiệp khi có những vấn đề vướng mắc với các cơ quan báo chí cần gửi văn bản cho cơ quan báo chí, nêu nội dung cụ thể những thông tin đã đăng là chưa chính xác đề nghị báo cải chính thông tin; cơ quan báo chí Việt Nam có quyền không đăng, phát lời phát biểu của doanh nghiệp nếu lời phát biểu đó vi phạm pháp luật, xúc phạm đến uy tín, danh dự của cá nhân và tập thể.../.
Ông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, Nhật Bản và Việt Nam có mối quan hệ hợp tác từ rất sớm. Nhiều sản phẩm thương hiệu Nhật Bản từ lâu đã trở nên tin cậy và gần gũi với người dân Việt Nam. Để có được thành công đó, các cơ quan báo chí Việt Nam đã đóng góp một phần quan trọng vào việc tạo dựng hình ảnh và sự phát triển của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển tải thông tin, một số cơ quan báo chí không tránh khỏi việc đưa thông tin một chiều, làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Vì vậy, khi một doanh nghiệp nhận thấy có những thông tin trên báo chí gây ảnh hưởng xấu hoặc có tác động tiêu cực tới hình ảnh của doanh nghiệp thì cần thực hiện ngay việc phản hồi, khiếu nại thông tin trên báo chí.
Về phía Nhật Bản, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản cho biết, hiện nay, mối quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam ngày càng được củng cố và tăng cường. Việt Nam tiếp tục có các biện pháp để đảm bảo hình ảnh của doanh nghiệp Nhật Bản, hạn chế đưa thông tin thiếu chính xác trên báo chí ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác song phương giữa hai quốc gia.
Theo đúng trình tự, quy định của Luật Báo chí Việt Nam, các doanh nghiệp khi có những vấn đề vướng mắc với các cơ quan báo chí cần gửi văn bản cho cơ quan báo chí, nêu nội dung cụ thể những thông tin đã đăng là chưa chính xác đề nghị báo cải chính thông tin; cơ quan báo chí Việt Nam có quyền không đăng, phát lời phát biểu của doanh nghiệp nếu lời phát biểu đó vi phạm pháp luật, xúc phạm đến uy tín, danh dự của cá nhân và tập thể.../.
Việt Hà (TTXVN/Vietnam+)