Đúng dịp kỷ niệm 67 năm ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam, 22/12/2011, Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) được đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động.
Viettel Telecom chính thức ra nhập thị trường viễn thông ngày 15/10/2000 với nhiệm vụ khai thác, tổ chức kinh doanh các dịch vụ viễn thông trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và quốc tế đồng thời vu hồi mạng thông tin quân sự bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng an ninh.
Doanh nghiệp chủ lực
Bắt đầu với dịch vụ điện thoại đường dài VoIP, sau hơn 10 năm, đến nay, Viettel Telecom trở thành đơn vị chịu trách nhiệm quản lý khai thác và kinh doanh tất cả các dịch vụ viễn thông của Viettel trên toàn lãnh thổ Việt Nam, là nơi đào tạo cán bộ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, hỗ trợ đắc lực việc thiết kế xây lắp mạng lưới và triển khai dịch vụ của Viettel ở nước ngoài, là đơn vị chủ lực của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, chiếm hơn 60% doanh thu.
Hiện nay, Viettel Telecom trực tiếp quản lý và khai thác hạ tầng viễn thông lớn nhất Việt Nam với hơn 50.000 trạm BTS phủ sóng 2G và 3G, trong đó hệ thống trạm phục vụ khu vực biển đảo, phủ sóng xa đến hơn 100km và gần 150.000km cáp quang (đến 100% huyện, 80% xã). Hạ tầng này là yếu tố căn bản giúp Viettel Telecom từng bước vươn lên và giữ vững vị trí số 1 trên thị trường viễn thông Việt Nam.
Từ núi cao, đến đảo xa
Xuất phát từ tầm nhìn kinh tế biển, trong những năm qua, Viettel đã nỗ lực xây dựng hạ tầng viễn thông biển đảo phục vụ nhiệm vụ an ninh quốc phòng cũng như phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân ở khu vực biển đảo. Tính đến nay, Viettel đã sở hữu mạng lưới phủ sóng biển đảo với hơn 1.400 trạm BTS dọc bờ biển và ngoài khơi (bao gồm cả quần đảo Trường Sa, nhà giàn và giàn khoan dầu khí) đảm bảo vùng phủ liên tục dọc chiều dài hơn 3.200km bờ biển và vùng biển thuộc chủ quyền đất nước.
Viettel Telecom cũng là nhà mạng duy nhất tại Việt Nam có hệ thống các trạm phủ sóng xa bờ (từ 60 - 100km). Hệ thống này đã đem lại cơ hội liên lạc cho 2 triệu người đang hàng ngày khai thác, đánh bắt và làm các dịch vụ trên biển của Việt Nam (trong số đó là khoảng 70.000 ngư dân đánh bắt xa bờ); góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế biển đảo của đất nước.
Trong gần 50 triệu khách hàng của Viettel Telecom, có hơn 1 triệu khách hàng thuộc vùng Viễn thông công ích, hàng trăm nghìn cán bộ, chiến sĩ và bà con ngư dân ở khu vực biên giới, hải đảo. Viettel Telecom cũng là doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới và khu vực thực hiện hỗ trợ ngành giáo dục phổ cập Internet đến tất cả trường học trên toàn quốc; mỗi năm hỗ trợ hơn 300 tỷ đồng cho hơn 30.000 trường học các cấp.
Thay đổi diện mạo thị trường viễn thông
Hàng loạt sản phẩm dịch vụ mà Viettel Telecom tiên phong sáng tạo cho thị trường đã có tác động trực tiếp như: tính cước block 6 giây+1; gói cước nghe gọi mãi mãi (Tomato), gói cước dành cho các phân khúc khách hàng khác nhau…
Từ năm 2000 đến nay, điện thoại quốc tế đã giảm 5 lần (từ 2 USD/phút còn 0,4 USD/phút vào năm 2007, 0,25USD/phút vào năm 2008 và nay là 0,17 USD/phút). Cước điện thoại đường dài, thông tin di động cũng giảm từ 4-5 lần, đưa dịch vụ này từ xa xỉ thành bình dân để ai cũng có thể sử dụng.
Với mục tiêu phổ cập viễn thông theo 4 tiêu chí: mọi lúc, mọi nơi, cho mọi người, giá tốt nhất mà Tập đoàn Viettel đưa ra, đã góp phần làm thay đổi sâu rộng diện mạo của thị trường viễn thông Việt Nam. Sau hơn một thập kỷ, cả nước hiện có hơn 132 triệu thuê bao điện thoại di động và cố định, tăng gấp 30 lần so với năm 2000.
Gắn kết tình quân-dân
Trong 10 năm (từ 2001-2010), Viettel Telecom đã có đóng góp lớn vào Ngân sách Nhà nước với 12.767 tỷ đồng (nộp ngân sách năm 2010 tăng gấp 329 lần so với năm 2001).
Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, Viettel Telecom còn tích cực tham gia, đóng góp vào các hoạt động xã hội có ý nghĩa thiết thực, như các chương trình: quỹ Tấm lòng Việt, chương trình xóa đói giảm nghèo theo Nghị quyết 30A của Chính phủ, mổ tim nhân đạo “Trái tim cho em”, phẫu thuật nụ cười… với số tiền đóng góp hơn 300 tỷ đồng, tặng hơn 2.000 sổ tiết kiệm, xây gần 1.000 nhà tình nghĩa…/.
Viettel Telecom chính thức ra nhập thị trường viễn thông ngày 15/10/2000 với nhiệm vụ khai thác, tổ chức kinh doanh các dịch vụ viễn thông trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và quốc tế đồng thời vu hồi mạng thông tin quân sự bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng an ninh.
Doanh nghiệp chủ lực
Bắt đầu với dịch vụ điện thoại đường dài VoIP, sau hơn 10 năm, đến nay, Viettel Telecom trở thành đơn vị chịu trách nhiệm quản lý khai thác và kinh doanh tất cả các dịch vụ viễn thông của Viettel trên toàn lãnh thổ Việt Nam, là nơi đào tạo cán bộ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, hỗ trợ đắc lực việc thiết kế xây lắp mạng lưới và triển khai dịch vụ của Viettel ở nước ngoài, là đơn vị chủ lực của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, chiếm hơn 60% doanh thu.
Hiện nay, Viettel Telecom trực tiếp quản lý và khai thác hạ tầng viễn thông lớn nhất Việt Nam với hơn 50.000 trạm BTS phủ sóng 2G và 3G, trong đó hệ thống trạm phục vụ khu vực biển đảo, phủ sóng xa đến hơn 100km và gần 150.000km cáp quang (đến 100% huyện, 80% xã). Hạ tầng này là yếu tố căn bản giúp Viettel Telecom từng bước vươn lên và giữ vững vị trí số 1 trên thị trường viễn thông Việt Nam.
Từ núi cao, đến đảo xa
Xuất phát từ tầm nhìn kinh tế biển, trong những năm qua, Viettel đã nỗ lực xây dựng hạ tầng viễn thông biển đảo phục vụ nhiệm vụ an ninh quốc phòng cũng như phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân ở khu vực biển đảo. Tính đến nay, Viettel đã sở hữu mạng lưới phủ sóng biển đảo với hơn 1.400 trạm BTS dọc bờ biển và ngoài khơi (bao gồm cả quần đảo Trường Sa, nhà giàn và giàn khoan dầu khí) đảm bảo vùng phủ liên tục dọc chiều dài hơn 3.200km bờ biển và vùng biển thuộc chủ quyền đất nước.
Viettel Telecom cũng là nhà mạng duy nhất tại Việt Nam có hệ thống các trạm phủ sóng xa bờ (từ 60 - 100km). Hệ thống này đã đem lại cơ hội liên lạc cho 2 triệu người đang hàng ngày khai thác, đánh bắt và làm các dịch vụ trên biển của Việt Nam (trong số đó là khoảng 70.000 ngư dân đánh bắt xa bờ); góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế biển đảo của đất nước.
Trong gần 50 triệu khách hàng của Viettel Telecom, có hơn 1 triệu khách hàng thuộc vùng Viễn thông công ích, hàng trăm nghìn cán bộ, chiến sĩ và bà con ngư dân ở khu vực biên giới, hải đảo. Viettel Telecom cũng là doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới và khu vực thực hiện hỗ trợ ngành giáo dục phổ cập Internet đến tất cả trường học trên toàn quốc; mỗi năm hỗ trợ hơn 300 tỷ đồng cho hơn 30.000 trường học các cấp.
Thay đổi diện mạo thị trường viễn thông
Hàng loạt sản phẩm dịch vụ mà Viettel Telecom tiên phong sáng tạo cho thị trường đã có tác động trực tiếp như: tính cước block 6 giây+1; gói cước nghe gọi mãi mãi (Tomato), gói cước dành cho các phân khúc khách hàng khác nhau…
Từ năm 2000 đến nay, điện thoại quốc tế đã giảm 5 lần (từ 2 USD/phút còn 0,4 USD/phút vào năm 2007, 0,25USD/phút vào năm 2008 và nay là 0,17 USD/phút). Cước điện thoại đường dài, thông tin di động cũng giảm từ 4-5 lần, đưa dịch vụ này từ xa xỉ thành bình dân để ai cũng có thể sử dụng.
Với mục tiêu phổ cập viễn thông theo 4 tiêu chí: mọi lúc, mọi nơi, cho mọi người, giá tốt nhất mà Tập đoàn Viettel đưa ra, đã góp phần làm thay đổi sâu rộng diện mạo của thị trường viễn thông Việt Nam. Sau hơn một thập kỷ, cả nước hiện có hơn 132 triệu thuê bao điện thoại di động và cố định, tăng gấp 30 lần so với năm 2000.
Gắn kết tình quân-dân
Trong 10 năm (từ 2001-2010), Viettel Telecom đã có đóng góp lớn vào Ngân sách Nhà nước với 12.767 tỷ đồng (nộp ngân sách năm 2010 tăng gấp 329 lần so với năm 2001).
Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, Viettel Telecom còn tích cực tham gia, đóng góp vào các hoạt động xã hội có ý nghĩa thiết thực, như các chương trình: quỹ Tấm lòng Việt, chương trình xóa đói giảm nghèo theo Nghị quyết 30A của Chính phủ, mổ tim nhân đạo “Trái tim cho em”, phẫu thuật nụ cười… với số tiền đóng góp hơn 300 tỷ đồng, tặng hơn 2.000 sổ tiết kiệm, xây gần 1.000 nhà tình nghĩa…/.
PV (Vietnam+)