Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, riêng thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hàng năm có tới 16.000 tấn chất thải phát sinh, bao gồm cả rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và rác thải y tế. Trong đó 50 – 70% lượng rác thải chứa những hợp chất có thể tái chế và tạo ra nguồn năng lượng mới.
Song số lượng rác được thu gom về chỉ có gần 10% được tái chế sử dụng.
Rác thải cũng được coi là một "nguồn tài nguyên" vì nhiều thành phần trong đó có nguồn gốc từ các tài nguyên thiên nhiên, nên nhiều nước trên thế giới đã coi việc phân loại và xử lý rác là một ngành công nghiệp mang lại nhiều lợi nhuận.
Còn ở Việt Nam, rác thải được xử lý lâu nay chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp, hoặc đốt thủ công tiêu tốn mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng. Vì vậy nhiều bãi rác đã và đang gây ra ô nhiễm môi trường rất nặng nề, đồng thời lãng phí một lượng lớn rác có thể tái chế sử dụng do thói quen không phân loại rác của người dân.
Việc xử lý rác phổ biến hiện nay là chôn lấp và đốt thủ công chưa qua phân loại chiếm 50%, gồm các chất như nhựa, kim loại nặng, chất hữu cơ là những thứ lãng phí nhiều nhất.
Nhà máy xử lý rác thải Nam Sơn (Sóc Sơn-Hà Nội) là một trong những nhà máy có công nghệ xử lý rác được đánh giá tốt nhất ở Việt Nam. Nhưng rác thải túi nylon, chất hữu cơ, dầu thải, bông băng y tế, sắt vụn được thu gom về đây cũng không được tái chế và tái sử dụng mà chủ yếu chôn lấp.
Nguyên nhân do Nhà máy chưa có công nghệ xử lý và phân loại rác, nên khi rác được thu gom tập kết về bãi đều phải chôn lấp theo từng lớp mà không phân loại.
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam rác thải có rất nhiều loại có thể tái sử dụng, vì nó xuất phát từ tài nguyên thiên nhiên, muốn tái chế sử dụng phải được phân loại ngay tại nguồn.
Mặt khác, việc quản lý chất thải bao gồm các hoạt động kiểm soát phát sinh, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng và xử lý nhưng hiện vẫn chưa đáp ứng được.
Một số quốc gia như Thái Lan, Myanmar, Singapore với việc áp dụng các phương pháp tái chế rác hợp lý, nên mỗi năm họ đã tiết kiệm được 50-55% các loại nguyên liệu như bột giấy, nhựa, kim loại nặng từ việc tái chế rác thải…
Trong khi đó tại Việt Nam, số lượng các công ty xử lý rác của Việt Nam còn quá ít, dẫn tới sự lãng phí "tài nguyên rác" như hiện nay.
Với hơn 80 triệu dân, mỗi năm lượng rác thải gia tăng thêm 10%, đồng nghĩa với hàng trăm nghìn tấn rác bị lãng phí.
Nếu như số lượng rác này được tái chế và tái sử dụng, Việt Nam có thể tiết kiệm được một lượng tài nguyên không nhỏ./.
Song số lượng rác được thu gom về chỉ có gần 10% được tái chế sử dụng.
Rác thải cũng được coi là một "nguồn tài nguyên" vì nhiều thành phần trong đó có nguồn gốc từ các tài nguyên thiên nhiên, nên nhiều nước trên thế giới đã coi việc phân loại và xử lý rác là một ngành công nghiệp mang lại nhiều lợi nhuận.
Còn ở Việt Nam, rác thải được xử lý lâu nay chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp, hoặc đốt thủ công tiêu tốn mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng. Vì vậy nhiều bãi rác đã và đang gây ra ô nhiễm môi trường rất nặng nề, đồng thời lãng phí một lượng lớn rác có thể tái chế sử dụng do thói quen không phân loại rác của người dân.
Việc xử lý rác phổ biến hiện nay là chôn lấp và đốt thủ công chưa qua phân loại chiếm 50%, gồm các chất như nhựa, kim loại nặng, chất hữu cơ là những thứ lãng phí nhiều nhất.
Nhà máy xử lý rác thải Nam Sơn (Sóc Sơn-Hà Nội) là một trong những nhà máy có công nghệ xử lý rác được đánh giá tốt nhất ở Việt Nam. Nhưng rác thải túi nylon, chất hữu cơ, dầu thải, bông băng y tế, sắt vụn được thu gom về đây cũng không được tái chế và tái sử dụng mà chủ yếu chôn lấp.
Nguyên nhân do Nhà máy chưa có công nghệ xử lý và phân loại rác, nên khi rác được thu gom tập kết về bãi đều phải chôn lấp theo từng lớp mà không phân loại.
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam rác thải có rất nhiều loại có thể tái sử dụng, vì nó xuất phát từ tài nguyên thiên nhiên, muốn tái chế sử dụng phải được phân loại ngay tại nguồn.
Mặt khác, việc quản lý chất thải bao gồm các hoạt động kiểm soát phát sinh, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng và xử lý nhưng hiện vẫn chưa đáp ứng được.
Một số quốc gia như Thái Lan, Myanmar, Singapore với việc áp dụng các phương pháp tái chế rác hợp lý, nên mỗi năm họ đã tiết kiệm được 50-55% các loại nguyên liệu như bột giấy, nhựa, kim loại nặng từ việc tái chế rác thải…
Trong khi đó tại Việt Nam, số lượng các công ty xử lý rác của Việt Nam còn quá ít, dẫn tới sự lãng phí "tài nguyên rác" như hiện nay.
Với hơn 80 triệu dân, mỗi năm lượng rác thải gia tăng thêm 10%, đồng nghĩa với hàng trăm nghìn tấn rác bị lãng phí.
Nếu như số lượng rác này được tái chế và tái sử dụng, Việt Nam có thể tiết kiệm được một lượng tài nguyên không nhỏ./.
Lý Thanh Hương (TTXVN).