Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã hoàn thiện Hệ thống bản đồ nhạy cảm do dầu, cùng với chương trình mô phỏng vết dầu loang nhằm truy tìm thủ phạm gây ra các vụ tràn dầu trên biển.
Theo Cục Điều tra và Kiểm soát Tài nguyên và Môi trường biển, thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), có 70% số lượng tàu hàng năm chạy qua vùng biển Việt Nam là tàu chở dầu.
Chỉ trong hai năm từ 2007-2009 đã có tới 12 vụ tràn dầu với khối lượng lớn và quá nửa số vụ không tìm được nguyên nhân. Do vậy, vấn đề quy trách nhiệm và công tác bồi hoàn không thể thực hiện được do thiếu cơ sở pháp lý, cũng như hệ thống tài liệu kỹ thuật để giám sát và truy tìm nguyên nhân, thủ phạm gây tràn dầu.
Để khắc phục tình trạng trên, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã hoàn thiện Hệ thống bản đồ nhạy cảm do dầu, cùng với chương trình mô phỏng vết dầu loang khu vực biển phía Nam và Tây Nam Bộ sẽ hỗ trợ việc giám sát, tìm kiếm thủ phạm gây ra và xử lý sự cố.
Các kịch bản mô phỏng vết dầu loang sẽ được đưa ra trong điều kiện trường gió, trường dòng chảy theo mùa, kết hợp số liệu dự báo môi trường Trung tâm Quan trắc dự báo NCEP (Hoa Kỳ) quan trắc thường xuyên trường gió, không khí, độ ẩm trên toàn cầu, lập ra trường khí tượng cung cấp 6 tiếng/lần và xử lý số liệu hoàn toàn tự động.
Tiếp đó, dùng một mô hình số trị dự báo thời tiết của Hoa Kỳ nội suy trường gió trên biển, tính toán quá trình lan chuyển, biến đổi, sự lan tỏa của sóng biển sẽ xác định được khu vực bị ảnh hưởng dầu tràn cũng như truy tìm đúng thủ phạm gây ra sự cố tràn dầu.
Với kịch bản này người ta có thể xác định vùng nhạy cảm nhất để đưa lực lượng ứng phó kịp thời.
Cùng với Hệ thống kỹ thuật trên, Viện Nghiên cứu Quản lý biển và hải đảo Việt Nam tiếp tục nghiên cứu quy trình sử dụng chất phân tán cho vùng biển Việt Nam, một loại hóa chất khi rải vào những vệt dầu loang sẽ làm phân tán các hạt dầu, làm giảm nồng độ dầu và giảm độ độc hại của dầu đối với môi trường sinh thái.
Vùng biển Việt Nam nối liền Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, qua các eo biển rộng là một trong những trục hàng hải có lưu lượng tàu bè qua lại rất lớn.
Những vụ tràn dầu với lượng dầu lớn trên 700 tấn chủ yếu do quá trình vận chuyển dầu trên biển. Từ năm 1989 đến nay đã có khoảng 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu, các vụ tai nạn này đều đổ ra biển từ vài chục đến hàng trăm tấn dầu.
Những vụ tràn dầu thường xảy ra vào tháng Ba và tháng Tư hàng năm ở miền Trung và tháng Năm, tháng Sáu ở miền Bắc ./.
Theo Cục Điều tra và Kiểm soát Tài nguyên và Môi trường biển, thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), có 70% số lượng tàu hàng năm chạy qua vùng biển Việt Nam là tàu chở dầu.
Chỉ trong hai năm từ 2007-2009 đã có tới 12 vụ tràn dầu với khối lượng lớn và quá nửa số vụ không tìm được nguyên nhân. Do vậy, vấn đề quy trách nhiệm và công tác bồi hoàn không thể thực hiện được do thiếu cơ sở pháp lý, cũng như hệ thống tài liệu kỹ thuật để giám sát và truy tìm nguyên nhân, thủ phạm gây tràn dầu.
Để khắc phục tình trạng trên, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã hoàn thiện Hệ thống bản đồ nhạy cảm do dầu, cùng với chương trình mô phỏng vết dầu loang khu vực biển phía Nam và Tây Nam Bộ sẽ hỗ trợ việc giám sát, tìm kiếm thủ phạm gây ra và xử lý sự cố.
Các kịch bản mô phỏng vết dầu loang sẽ được đưa ra trong điều kiện trường gió, trường dòng chảy theo mùa, kết hợp số liệu dự báo môi trường Trung tâm Quan trắc dự báo NCEP (Hoa Kỳ) quan trắc thường xuyên trường gió, không khí, độ ẩm trên toàn cầu, lập ra trường khí tượng cung cấp 6 tiếng/lần và xử lý số liệu hoàn toàn tự động.
Tiếp đó, dùng một mô hình số trị dự báo thời tiết của Hoa Kỳ nội suy trường gió trên biển, tính toán quá trình lan chuyển, biến đổi, sự lan tỏa của sóng biển sẽ xác định được khu vực bị ảnh hưởng dầu tràn cũng như truy tìm đúng thủ phạm gây ra sự cố tràn dầu.
Với kịch bản này người ta có thể xác định vùng nhạy cảm nhất để đưa lực lượng ứng phó kịp thời.
Cùng với Hệ thống kỹ thuật trên, Viện Nghiên cứu Quản lý biển và hải đảo Việt Nam tiếp tục nghiên cứu quy trình sử dụng chất phân tán cho vùng biển Việt Nam, một loại hóa chất khi rải vào những vệt dầu loang sẽ làm phân tán các hạt dầu, làm giảm nồng độ dầu và giảm độ độc hại của dầu đối với môi trường sinh thái.
Vùng biển Việt Nam nối liền Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, qua các eo biển rộng là một trong những trục hàng hải có lưu lượng tàu bè qua lại rất lớn.
Những vụ tràn dầu với lượng dầu lớn trên 700 tấn chủ yếu do quá trình vận chuyển dầu trên biển. Từ năm 1989 đến nay đã có khoảng 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu, các vụ tai nạn này đều đổ ra biển từ vài chục đến hàng trăm tấn dầu.
Những vụ tràn dầu thường xảy ra vào tháng Ba và tháng Tư hàng năm ở miền Trung và tháng Năm, tháng Sáu ở miền Bắc ./.
Lý Thanh Hương (TTXVN)