Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo các nước Nam Á, đặc biệt là Ấn Độ, đang đứng trước nguy cơ rất cao về khủng hoảng y tế với tốc độ tăng rất nhanh các bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và các bệnh không lây nhiễm khác.
Phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc ngày 9/2 dẫn nghiên cứu của WB về sự chuyển dịch cơ cấu dân số ở Nam Á cho biết người dân các nước khu vực Nam Á bị mắc các bệnh về tim mạch sớm hơn 6 năm so với dân cư ở những khu vực khác trên thế giới. Những căn bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho người dân trong độ tuổi từ 15-69 tuổi ở khu vực trên.
Nghiên cứu cũng cho thấy mặc dù tăng trưởng kinh tế đã giúp nâng tuổi thọ trung bình của người dân Nam Á lên 64, nhưng họ vẫn không được hưởng điều kiện sống tốt hơn, không được cải thiện chế độ dinh dưỡng cũng như nâng cao thu nhập và tiếp cận chăm sóc y tế đối với người già.
Theo ông Michael Engelgau, chuyên gia về y tế cộng đồng của WB, sự không công bằng này đè gánh nặng lên người nghèo ở Nam Á, đẩy họ rơi vào cái bẫy nghèo khổ do phải dành phần lớn thu nhập ít ỏi để điều trị những căn bệnh đeo đẳng suốt đời như bệnh tim, tiểu đường…
WB khuyến cáo 8 nước Nam Á phải thực hiện các chính sách hòa nhập quốc gia và khu vực để giảm thiểu các nhân tố, nguy cơ gây bệnh trong cộng đồng dân cư và kiểm soát các bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư và những bệnh không lây nhiễm khác.
Theo nghiên cứu của WB, trong 10 năm qua, nhờ các biện pháp hạn chế hút thuốc lá và giảm 15% lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày, 13,8 triệu người ở 23 nước thu nhập trung bình và thấp đã tránh được nguy cơ tử vong với chi phí chữa bệnh chưa tới 0,4 USD/người/năm./.
Phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc ngày 9/2 dẫn nghiên cứu của WB về sự chuyển dịch cơ cấu dân số ở Nam Á cho biết người dân các nước khu vực Nam Á bị mắc các bệnh về tim mạch sớm hơn 6 năm so với dân cư ở những khu vực khác trên thế giới. Những căn bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho người dân trong độ tuổi từ 15-69 tuổi ở khu vực trên.
Nghiên cứu cũng cho thấy mặc dù tăng trưởng kinh tế đã giúp nâng tuổi thọ trung bình của người dân Nam Á lên 64, nhưng họ vẫn không được hưởng điều kiện sống tốt hơn, không được cải thiện chế độ dinh dưỡng cũng như nâng cao thu nhập và tiếp cận chăm sóc y tế đối với người già.
Theo ông Michael Engelgau, chuyên gia về y tế cộng đồng của WB, sự không công bằng này đè gánh nặng lên người nghèo ở Nam Á, đẩy họ rơi vào cái bẫy nghèo khổ do phải dành phần lớn thu nhập ít ỏi để điều trị những căn bệnh đeo đẳng suốt đời như bệnh tim, tiểu đường…
WB khuyến cáo 8 nước Nam Á phải thực hiện các chính sách hòa nhập quốc gia và khu vực để giảm thiểu các nhân tố, nguy cơ gây bệnh trong cộng đồng dân cư và kiểm soát các bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư và những bệnh không lây nhiễm khác.
Theo nghiên cứu của WB, trong 10 năm qua, nhờ các biện pháp hạn chế hút thuốc lá và giảm 15% lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày, 13,8 triệu người ở 23 nước thu nhập trung bình và thấp đã tránh được nguy cơ tử vong với chi phí chữa bệnh chưa tới 0,4 USD/người/năm./.
(TTXVN/Vietnam+)