Song song với việc tuần tra, kiểm soát các vi phạm, lực lượng công an giao thông và an ninh tại các bến xe khách đã triển khai ghi hình vi phạm trật tự an toàn giao thông của xe buýt, các đối tượng “cò bến xe" chèo kéo khách làm căn cứ xử phạt.
Việc lắp đặt camera giám sát, chụp hình sẽ khiến các đối tượng trên có cảm giác bị “theo dõi” mọi lúc, mọi nơi; “bắt” tài xế, cò nhà xe phải tự giác chấp hành luật nghiêm chỉnh.
“Trảm” xe buýt đi “ngông”
Tại điểm dừng trước số nhà 222 Nguyễn Trãi-Thanh Xuân - Hà Nội, thay vì dừng xe sát lề đường bên phải để giúp hành khách lên xuống cho an toàn, lái xe buýt mang BKS 29LD - 3403 tuyến 44 (Đông Ngạc - Trần Khánh Dư) ngang nhiên dừng xe cách điểm quy định tới 1,5m. Ngay lập tức, hành động dừng đỗ sai quy định này đã được các chiến sĩ Cảnh sát giao thông của đội tuần tra dẫn đoàn (Công an Hà Nội) lặng lẽ chụp ảnh, ghi hình.
Trên đường Giải Phóng, tình trạng xe buýt vi pham luật cũng diễn ra rất nhiều. Các lỗi vi phạm chủ yếu là đi không đúng làn đường quy định, dừng xe không sát mép hè theo chiều đi bên phải…
Chỉ trong vòng hai tiếng, lực lượng Cảnh sát giao thông liên tục phải ghi hình, chụp ảnh tới hàng chục trường hợp vi phạm.
Theo số liệu của Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt (Công an Hà Nội), chỉ tính từ ngày ra quân thực hiện chuyên đề 27/8, đến nay đã có 160 trường hợp xe buýt đi sai làn, dừng đỗ đón trả khách sai quy định, chuyển hướng sai quy định… được lực lượng giao thông ghi lại hình ành và lập biên bản xử lý.
Trung tá Nguyễn Đức Doanh, Đội phó Đội Cảnh sát giao thông tuần tra dẫn đoàn (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) chia sẻ, việc xử lý vi phạm của lái xe buýt bằng hình ảnh đã được đội triển khai từ năm 2011 và đã mang lại hiệu quả tích cực.
“Thực tế, lái xe không thể chối tội khi mắc lỗi thì lực lượng chức năng cũng khá vất vả để có được những hình ảnh vi phạm bởi hàng ngày có hàng nghìn lượt xe buýt lưu thông trên địa bàn Thủ đô, mà mỗi lần đón trả khách rất nhanh, nếu không quan sát khéo và nhanh nhẹn ghi hình thì rất khó bắt được lỗi,” Trung tá Doanh nói lên khó khăn.
Theo Trung tá Doanh, sau khi có hình ảnh, Cảnh sát giao thông sẽ lập biên bản và gửi thông báo về cho đơn vị quản lý. Đơn vị quản lý xe buýt đó có nhiệm vụ thông báo với lái xe, yêu cầu họ đến cơ quan công an giải quyết vi phạm.
“Nếu sau khi thông báo mà lái xe không đến giải quyết, thì lực lượng giao thông buộc phải áp dụng biện pháp mạnh là tiến hành nhốt xe. Tuy nhiên, các lỗi vi phạm đã có hình ảnh thực tế làm bằng chứng nên đa phần các lái xe đến đều tâm phục khẩu phục, thi thoảng mới có trường hợp lái xe chống đối,” Trung tá Doanh khẳng định.
Theo ông Nguyễn Trọng Thông, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transeco), đơn vị quản lý 52 tuyến buýt nội đô, với hơn 5.000 cán bộ lái, phụ xe buýt cho hay: “Từ đầu chiến dịch đến nay, Tổng Công ty vận tải Hà Nội đã xử phạt nghiêm 47 trường hợp lái, phụ xe vi phạm. Transerco không ngần ngại công khai cũng như xử lý nghiêm các lái, phụ xe vi phạm luật giao thông. Sau mỗi lần Cảnh sát giao thông gửi thông báo hay băng hình ghi lỗi vi phạm của bất kỳ một xe nào, chúng tôi đều yêu cầu các đơn vị quản lý phát lại đĩa đó ở đơn vị mình để cả người vi phạm lẫn người không vi phạm, rút kinh nghiệm."
“Ngoài việc bị lực lượng công an xử lý, những người vi phạm sau khi về đơn vị sẽ bị hạ lương chất lượng, cắt xét thưởng thi đua. Từ khi biết lực lượng chức năng tăng cường xử phạt, nhiều lái xe cũng đã chấp hành luật nghiêm chỉnh hơn, ý thức điều khiển phương tiện xe buýt khi lưu thông trên đường đã được cải thiện đáng kể,” ông Thông thừa nhận.
“Mắt thần” giám sát vi phạm
Hiện nay, tình hình ở một số bến xe vẫn hết sức lộn xộn do vấn nạn chèo kéo khách, xe xuất bến “rùa bò”, thậm chí dừng đỗ ngay trước cửa bến xe. Lãnh đạo các bến xe cũng thừa nhận, tình trạng bảo kề, cò xe hoạt động khiến cho lực lượng trật tự bến xe và cả lực lượng công an bảo vệ trật tự khu vực xung quanh bến gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phát hiện, xử lý.
Tuy nhiên, song song việc “dàn” quân dẹp các vi phạm thì lực lượng chức năng ở bến xe cũng đã ứng dụng hiệu quả lắp đặt hệ thống camera kết nối Internet theo dõi khu vực trong và ngoài bến xe.
Theo ông Nguyễn Như Trúc, Giám đốc Bến xe Gia Lâm, đơn vị mới triển khai thiết bị ghi hình camera kết nối Internet giúp quan sát được toàn bộ hoạt động trong và xung quanh khu vực bến xe. Những điểm nóng nhất như lối ra, đoạn đầu tuyến phố bến xe, khu vực bán vé, đều được camera quay cận cảnh, nhận diện rõ những vi phạm của lái, phụ xe.
Ông Trúc kể, thời gian đầu khi sử dụng camera kết nối internet theo dõi, nhiều nhà xe khi bị lực lượng an ninh xử phạt đã tìm mọi cách chối tội. Khi được nhân viên an ninh bến xe cho xem lại hình ảnh vi phạm được ghi lại thì nhà xe phải cúi đầu nhận lỗi.
Bên cạnh đó, những hình ảnh tại bến xe còn được truyền trực tiếp đến địa bàn công an quận, bộ phận ứng trực 113, công an quận và công an phường có bến xe.
Thượng tá Nguyễn Hồng Khanh, Phó Trưởng công an quận Long Biên cho biết, hiện công an quận chưa căn cứ vào việc ghi hình từ camera để xử lý các xe vi phạm ở khu vực trong và ngoài bến xe Gia Lâm. Việc bến xe theo dõi vi phạm của tài xế rồi thông báo cho các chủ doanh nghiệp vận tải, sau một thời gian có thể thấy các lái xe đã tự giác hơn và những vi phạm đã được đẩy lùi dần.
“Mặc dù lực lượng chức năng chưa sử dụng ghi hình từ camera làm căn cứ xử lý vi phạm. Tuy nhiên rõ ràng việc sử dụng ghi hình xử phạt của bến xe Gia Lâm đã có tác động tích cực đến công tác bảo đảm trật tự trong vào ngoài bến,” ông Khanh nói.
Ông Nguyễn Hoàng Trung, Giám đốc Công ty Quản lý bến xe Hà Nội cho biết: “Hiện nay, công ty đã thực hiện lắp camera kết nối Inrternet theo dõi quản lý tại 2 bến Giáp Bát và Gia Lâm. Qua một thời gian áp dụng thực tế đã đem lại hiệu quả về mặt quản lý trong việc phát giác các đối tượng vi phạm.”
Ngoài ra, ông Trung cũng cho hay, nhờ có hệ thống camera theo dõi mà các đơn vị quản lý bến xe có thể đưa ra quyết định kịp thời về đảm trật tự an toàn giao thông cũng như điều hành phương tiện khu vực trong và ngoài bến./.
Việc lắp đặt camera giám sát, chụp hình sẽ khiến các đối tượng trên có cảm giác bị “theo dõi” mọi lúc, mọi nơi; “bắt” tài xế, cò nhà xe phải tự giác chấp hành luật nghiêm chỉnh.
“Trảm” xe buýt đi “ngông”
Tại điểm dừng trước số nhà 222 Nguyễn Trãi-Thanh Xuân - Hà Nội, thay vì dừng xe sát lề đường bên phải để giúp hành khách lên xuống cho an toàn, lái xe buýt mang BKS 29LD - 3403 tuyến 44 (Đông Ngạc - Trần Khánh Dư) ngang nhiên dừng xe cách điểm quy định tới 1,5m. Ngay lập tức, hành động dừng đỗ sai quy định này đã được các chiến sĩ Cảnh sát giao thông của đội tuần tra dẫn đoàn (Công an Hà Nội) lặng lẽ chụp ảnh, ghi hình.
Trên đường Giải Phóng, tình trạng xe buýt vi pham luật cũng diễn ra rất nhiều. Các lỗi vi phạm chủ yếu là đi không đúng làn đường quy định, dừng xe không sát mép hè theo chiều đi bên phải…
Chỉ trong vòng hai tiếng, lực lượng Cảnh sát giao thông liên tục phải ghi hình, chụp ảnh tới hàng chục trường hợp vi phạm.
Theo số liệu của Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt (Công an Hà Nội), chỉ tính từ ngày ra quân thực hiện chuyên đề 27/8, đến nay đã có 160 trường hợp xe buýt đi sai làn, dừng đỗ đón trả khách sai quy định, chuyển hướng sai quy định… được lực lượng giao thông ghi lại hình ành và lập biên bản xử lý.
Trung tá Nguyễn Đức Doanh, Đội phó Đội Cảnh sát giao thông tuần tra dẫn đoàn (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) chia sẻ, việc xử lý vi phạm của lái xe buýt bằng hình ảnh đã được đội triển khai từ năm 2011 và đã mang lại hiệu quả tích cực.
“Thực tế, lái xe không thể chối tội khi mắc lỗi thì lực lượng chức năng cũng khá vất vả để có được những hình ảnh vi phạm bởi hàng ngày có hàng nghìn lượt xe buýt lưu thông trên địa bàn Thủ đô, mà mỗi lần đón trả khách rất nhanh, nếu không quan sát khéo và nhanh nhẹn ghi hình thì rất khó bắt được lỗi,” Trung tá Doanh nói lên khó khăn.
Theo Trung tá Doanh, sau khi có hình ảnh, Cảnh sát giao thông sẽ lập biên bản và gửi thông báo về cho đơn vị quản lý. Đơn vị quản lý xe buýt đó có nhiệm vụ thông báo với lái xe, yêu cầu họ đến cơ quan công an giải quyết vi phạm.
“Nếu sau khi thông báo mà lái xe không đến giải quyết, thì lực lượng giao thông buộc phải áp dụng biện pháp mạnh là tiến hành nhốt xe. Tuy nhiên, các lỗi vi phạm đã có hình ảnh thực tế làm bằng chứng nên đa phần các lái xe đến đều tâm phục khẩu phục, thi thoảng mới có trường hợp lái xe chống đối,” Trung tá Doanh khẳng định.
Theo ông Nguyễn Trọng Thông, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transeco), đơn vị quản lý 52 tuyến buýt nội đô, với hơn 5.000 cán bộ lái, phụ xe buýt cho hay: “Từ đầu chiến dịch đến nay, Tổng Công ty vận tải Hà Nội đã xử phạt nghiêm 47 trường hợp lái, phụ xe vi phạm. Transerco không ngần ngại công khai cũng như xử lý nghiêm các lái, phụ xe vi phạm luật giao thông. Sau mỗi lần Cảnh sát giao thông gửi thông báo hay băng hình ghi lỗi vi phạm của bất kỳ một xe nào, chúng tôi đều yêu cầu các đơn vị quản lý phát lại đĩa đó ở đơn vị mình để cả người vi phạm lẫn người không vi phạm, rút kinh nghiệm."
“Ngoài việc bị lực lượng công an xử lý, những người vi phạm sau khi về đơn vị sẽ bị hạ lương chất lượng, cắt xét thưởng thi đua. Từ khi biết lực lượng chức năng tăng cường xử phạt, nhiều lái xe cũng đã chấp hành luật nghiêm chỉnh hơn, ý thức điều khiển phương tiện xe buýt khi lưu thông trên đường đã được cải thiện đáng kể,” ông Thông thừa nhận.
“Mắt thần” giám sát vi phạm
Hiện nay, tình hình ở một số bến xe vẫn hết sức lộn xộn do vấn nạn chèo kéo khách, xe xuất bến “rùa bò”, thậm chí dừng đỗ ngay trước cửa bến xe. Lãnh đạo các bến xe cũng thừa nhận, tình trạng bảo kề, cò xe hoạt động khiến cho lực lượng trật tự bến xe và cả lực lượng công an bảo vệ trật tự khu vực xung quanh bến gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phát hiện, xử lý.
Tuy nhiên, song song việc “dàn” quân dẹp các vi phạm thì lực lượng chức năng ở bến xe cũng đã ứng dụng hiệu quả lắp đặt hệ thống camera kết nối Internet theo dõi khu vực trong và ngoài bến xe.
Theo ông Nguyễn Như Trúc, Giám đốc Bến xe Gia Lâm, đơn vị mới triển khai thiết bị ghi hình camera kết nối Internet giúp quan sát được toàn bộ hoạt động trong và xung quanh khu vực bến xe. Những điểm nóng nhất như lối ra, đoạn đầu tuyến phố bến xe, khu vực bán vé, đều được camera quay cận cảnh, nhận diện rõ những vi phạm của lái, phụ xe.
Ông Trúc kể, thời gian đầu khi sử dụng camera kết nối internet theo dõi, nhiều nhà xe khi bị lực lượng an ninh xử phạt đã tìm mọi cách chối tội. Khi được nhân viên an ninh bến xe cho xem lại hình ảnh vi phạm được ghi lại thì nhà xe phải cúi đầu nhận lỗi.
Bên cạnh đó, những hình ảnh tại bến xe còn được truyền trực tiếp đến địa bàn công an quận, bộ phận ứng trực 113, công an quận và công an phường có bến xe.
Thượng tá Nguyễn Hồng Khanh, Phó Trưởng công an quận Long Biên cho biết, hiện công an quận chưa căn cứ vào việc ghi hình từ camera để xử lý các xe vi phạm ở khu vực trong và ngoài bến xe Gia Lâm. Việc bến xe theo dõi vi phạm của tài xế rồi thông báo cho các chủ doanh nghiệp vận tải, sau một thời gian có thể thấy các lái xe đã tự giác hơn và những vi phạm đã được đẩy lùi dần.
“Mặc dù lực lượng chức năng chưa sử dụng ghi hình từ camera làm căn cứ xử lý vi phạm. Tuy nhiên rõ ràng việc sử dụng ghi hình xử phạt của bến xe Gia Lâm đã có tác động tích cực đến công tác bảo đảm trật tự trong vào ngoài bến,” ông Khanh nói.
Ông Nguyễn Hoàng Trung, Giám đốc Công ty Quản lý bến xe Hà Nội cho biết: “Hiện nay, công ty đã thực hiện lắp camera kết nối Inrternet theo dõi quản lý tại 2 bến Giáp Bát và Gia Lâm. Qua một thời gian áp dụng thực tế đã đem lại hiệu quả về mặt quản lý trong việc phát giác các đối tượng vi phạm.”
Ngoài ra, ông Trung cũng cho hay, nhờ có hệ thống camera theo dõi mà các đơn vị quản lý bến xe có thể đưa ra quyết định kịp thời về đảm trật tự an toàn giao thông cũng như điều hành phương tiện khu vực trong và ngoài bến./.
Việt Hùng (Vietnam+)