Ngày 5/12, phát biểu với báo giới tại Kuwait, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon một lần nữa yêu cầu các bên xung đột tại Syria cần ngừng giao tranh ngay lập tức vì vũ lực không phải là giải pháp cho cuộc khủng hoảng này.
Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh tình hình tại Syria là "hoàn toàn không thể chấp nhận được" và "chúng ta không thể để điều đó tiếp diễn."
Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc, tất cả các vấn đề cần được giải quyết thông qua một tiến trình chính trị.
Trước đó, một người phát ngôn Liên hợp quốc cho biết ông Ban Ki-moon đã chính thức cảnh báo Tổng thống Syria Bashar al-Assad về khả năng Damascus sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc nội chiến kéo dài 21 tháng qua ở quốc gia Trung Đông này. Bức thư mang thông điệp đó đã được chuyển tới chính quyền Syria trong ngày 4/12.
Vũ khí hóa học của Syria đang là một chủ đề nóng khi mới đây, Mỹ cùng nhiều nước phương Tây coi đây là "giới hạn đỏ," cảnh báo Chính phủ Syria sẽ phải đối mặt với "phản ứng mạnh mẽ" của cộng đồng quốc tế nếu sử dụng vũ khí hóa học chống lại các lực lượng đối lập.
Trong khi đó, ngày 5/12, Phó Thủ tướng Israel Moshe Yaalon nhận định rằng phản ứng trước những cảnh báo về độ an toàn của vũ khí hóa học, Tổng thống Syria Assad đã có những động thái ngăn nhặn loại vũ khí nguy hiểm này rơi vào tay lực lượng chống đối.
[Mỹ cảnh báo Syria không được dùng vũ khí hóa học]
Giao tranh giữa quân chính phủ và lực lượng chống đối tại Syria vẫn diễn ra quyết liệt.
Theo hãng tin bán chính thức FNA của Iran, ngày 5/12, quân chính phủ đã giành lại quyền kiểm soát 3/4 thành phố Homs, cách thủ đô Damascus 160km về phía Bắc, sau một trận chiến khốc liệt với quân chống đối.
Quân chính phủ đang đứng trước cơ hội lớn giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn Homs, một nơi được xem như "pháo đài chính" của quân chống đối.
Chiều cùng ngày, lực lượng vũ trang của Chính phủ Syria đã tiến về quận trung tâm al-Qasour của thành phố và thanh trừng các phần tử khủng bố tại một khu vực quan trọng của quận này.
Theo nguồn tin nói trên, quân chính phủ đã tiêu diệt được một số chỉ huy của quân nổi dậy vũ trang có nguồn gốc khủng bố al-Qaeda.
Trong khi đó, Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) nói rằng quân chính phủ đang không kích mạnh mẽ các khu vực ngoại ô của thủ đô Damascus trong bối cảnh có những lo ngại giao tranh toàn diện có thể bùng phát tại khu vực quan trọng này.
Vài ngày qua, tỉnh Damascus trở thành tiêu điểm của cuộc nội chiến Syria khi tuần trước lực lượng chính phủ phát động một chiến dịch lớn nhằm ngăn chặn quân chống đối tiến về thủ đô. Một mục tiêu quan trọng của lực lượng chính phủ là bảo đảm an toàn tuyến đường sân bay.
Theo thống kê của SOHR, ít nhất 75 người thiệt mạng tại Syria trong ngày 5/12 với hơn 1/3 là ở xung quanh Damascus.
Tính từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra hồi tháng Ba năm ngoái, SOHR cho rằng đã có hơn 41.000 người thiệt mạng. Tuy nhiên, đây là những con số chưa được kiểm chứng độc lập.
Trước tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn nghiêm trọng, Hungary là quốc gia mới nhất quyết định đóng cửa Đại sứ quán của mình ở Damascus và rút toàn bộ nhân viên khỏi Syria. Còn hãng thông tấn MAP thuộc Morocco đưa tin lãnh sự danh dự của nước này tại thành phố Aleppo, miền Bắc Syria, đã bị các tay súng giấu mặt sát hại trong ngày 4/12.
Với ngọn lửa xung đột không có dấu hiệu lắng dịu, người dân Syria đang đứng trước nguy cơ phải đối mặt với tình trạng vật giá leo thang, chi phí cuộc sống hàng ngày gia tăng.
Sau vài tháng ổn định, đồng bảng của Syria đã mất giá mạnh trong hai ngày qua. Từ khoảng 70 bảng đổi 1 USD cách đây hai tuần lễ, giờ tỷ giá trên thị trường chợ đen là 93 bảng đổi 1 USD. Các nhà kinh tế cho rằng đây là một tín hiệu nghiêm trọng cần được giải quyết nhanh chóng. Họ khuyến nghị Chính phủ Syria bơm thêm tiền vào thị trường như một phần trong chính sách can thiệp đã được tán thành kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng.
Theo giới phân tích, sự thay đổi tỷ giá như vậy có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các thị trường khi giới kinh doanh buộc phải tăng giá hàng hóa. Chi phí sinh hoạt tại Syria đang ngày càng leo thang với tỷ lệ lạm phát hiện ở mức 39%.
Các nhà kinh tế nhận định người dân nước này đang ngày một nghèo đi trong bối cảnh các điều kiện kinh tế trở nên tồi tệ sau khi phương Tây áp đặt những trừng phạt kinh tế./.
Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh tình hình tại Syria là "hoàn toàn không thể chấp nhận được" và "chúng ta không thể để điều đó tiếp diễn."
Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc, tất cả các vấn đề cần được giải quyết thông qua một tiến trình chính trị.
Trước đó, một người phát ngôn Liên hợp quốc cho biết ông Ban Ki-moon đã chính thức cảnh báo Tổng thống Syria Bashar al-Assad về khả năng Damascus sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc nội chiến kéo dài 21 tháng qua ở quốc gia Trung Đông này. Bức thư mang thông điệp đó đã được chuyển tới chính quyền Syria trong ngày 4/12.
Vũ khí hóa học của Syria đang là một chủ đề nóng khi mới đây, Mỹ cùng nhiều nước phương Tây coi đây là "giới hạn đỏ," cảnh báo Chính phủ Syria sẽ phải đối mặt với "phản ứng mạnh mẽ" của cộng đồng quốc tế nếu sử dụng vũ khí hóa học chống lại các lực lượng đối lập.
Trong khi đó, ngày 5/12, Phó Thủ tướng Israel Moshe Yaalon nhận định rằng phản ứng trước những cảnh báo về độ an toàn của vũ khí hóa học, Tổng thống Syria Assad đã có những động thái ngăn nhặn loại vũ khí nguy hiểm này rơi vào tay lực lượng chống đối.
[Mỹ cảnh báo Syria không được dùng vũ khí hóa học]
Giao tranh giữa quân chính phủ và lực lượng chống đối tại Syria vẫn diễn ra quyết liệt.
Theo hãng tin bán chính thức FNA của Iran, ngày 5/12, quân chính phủ đã giành lại quyền kiểm soát 3/4 thành phố Homs, cách thủ đô Damascus 160km về phía Bắc, sau một trận chiến khốc liệt với quân chống đối.
Quân chính phủ đang đứng trước cơ hội lớn giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn Homs, một nơi được xem như "pháo đài chính" của quân chống đối.
Chiều cùng ngày, lực lượng vũ trang của Chính phủ Syria đã tiến về quận trung tâm al-Qasour của thành phố và thanh trừng các phần tử khủng bố tại một khu vực quan trọng của quận này.
Theo nguồn tin nói trên, quân chính phủ đã tiêu diệt được một số chỉ huy của quân nổi dậy vũ trang có nguồn gốc khủng bố al-Qaeda.
Trong khi đó, Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) nói rằng quân chính phủ đang không kích mạnh mẽ các khu vực ngoại ô của thủ đô Damascus trong bối cảnh có những lo ngại giao tranh toàn diện có thể bùng phát tại khu vực quan trọng này.
Vài ngày qua, tỉnh Damascus trở thành tiêu điểm của cuộc nội chiến Syria khi tuần trước lực lượng chính phủ phát động một chiến dịch lớn nhằm ngăn chặn quân chống đối tiến về thủ đô. Một mục tiêu quan trọng của lực lượng chính phủ là bảo đảm an toàn tuyến đường sân bay.
Theo thống kê của SOHR, ít nhất 75 người thiệt mạng tại Syria trong ngày 5/12 với hơn 1/3 là ở xung quanh Damascus.
Tính từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra hồi tháng Ba năm ngoái, SOHR cho rằng đã có hơn 41.000 người thiệt mạng. Tuy nhiên, đây là những con số chưa được kiểm chứng độc lập.
Trước tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn nghiêm trọng, Hungary là quốc gia mới nhất quyết định đóng cửa Đại sứ quán của mình ở Damascus và rút toàn bộ nhân viên khỏi Syria. Còn hãng thông tấn MAP thuộc Morocco đưa tin lãnh sự danh dự của nước này tại thành phố Aleppo, miền Bắc Syria, đã bị các tay súng giấu mặt sát hại trong ngày 4/12.
Với ngọn lửa xung đột không có dấu hiệu lắng dịu, người dân Syria đang đứng trước nguy cơ phải đối mặt với tình trạng vật giá leo thang, chi phí cuộc sống hàng ngày gia tăng.
Sau vài tháng ổn định, đồng bảng của Syria đã mất giá mạnh trong hai ngày qua. Từ khoảng 70 bảng đổi 1 USD cách đây hai tuần lễ, giờ tỷ giá trên thị trường chợ đen là 93 bảng đổi 1 USD. Các nhà kinh tế cho rằng đây là một tín hiệu nghiêm trọng cần được giải quyết nhanh chóng. Họ khuyến nghị Chính phủ Syria bơm thêm tiền vào thị trường như một phần trong chính sách can thiệp đã được tán thành kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng.
Theo giới phân tích, sự thay đổi tỷ giá như vậy có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các thị trường khi giới kinh doanh buộc phải tăng giá hàng hóa. Chi phí sinh hoạt tại Syria đang ngày càng leo thang với tỷ lệ lạm phát hiện ở mức 39%.
Các nhà kinh tế nhận định người dân nước này đang ngày một nghèo đi trong bối cảnh các điều kiện kinh tế trở nên tồi tệ sau khi phương Tây áp đặt những trừng phạt kinh tế./.
(TTXVN)