Ngày 16/8, Cơ quan Y tế Pakistan cho biết có ít nhất 15 người bị tử vong do sự bùng phát của loại dịch bệnh về dạ dày-ruột ở khu vực Dera Ismail Khan, miền Tây Bắc Pakistan, nơi hiện đang phải chịu hậu quả nặng nề bởi các trận lũ lụt mới đây.
Hồi tuần trước, nguồn nước nhiễm khuẩn do lũ lụt làm bùng phát loại bệnh nêu trên đồng thời đã làm khoảng vài chục người bị tử vong, trong khi đó tiếp tục có thêm nhiều bệnh nhân mới trên toàn lãnh thổ Pakistan.
Những trận mưa lớn và lũ lụt trong hơn hai tuần qua ở Pakistan đã làm hơn 1.400 người thiệt mạng, hơn 20 triệu người phải đi lánh nạn, khoảng 700.000 ngôi nhà bị phá hủy. Đây là đợt lũ lụt khủng khiếp nhất trong lịch sử Pakistan.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết cuối tuần qua Pakistan đã có một ca tử vong do bệnh tả, đồng thời dự tính có khoảng 36.000 người dân nước này đang bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của dịch tả. Pakistan hiện đang phải đối phó với các loại bệnh dịch do nguồn nước nhiễm khuẩn trong khi vẫn phải đương đầu với những trận mưa mùa và lũ lụt có sức tàn phá lớn.
Tỉnh Khyber Pakhtunkhwa ở miền Tây Bắc Pakistan, nơi lũ lụt và mưa lớn đã phá hủy hầu như toàn bộ cơ sở hạ tầng, hiện đang đứng trước nguy cơ lớn bùng phát dịch bệnh do xác của hàng nghìn súc vật và xác người phân hủy.
Ba triệu người dân ở Nowshera và Charsadda của tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, hai khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của thảm họa thiên tai, hiện đang đứng trước nguy cơ của bệnh thương hàn, viêm gan A và B, nhiễm trùng hệ hô hấp, ghẻ, tả và nhiều loại bệnh khác. Trong khi đó, cơ quan y tế tỉnh nêu trên không có khả năng ngăn chặn dịch bệnh.
Bộ Y tế Pakistan đã gửi "báo động đỏ" tới WHO với mong muốn cơ quan này sẽ giúp họ "xử lý khẩn cấp" đối với các căn bệnh nêu trên vốn đang bùng phát lan tràn do nguồn nước tiếp tục bị ô nhiễm nghiêm trọng./.
Hồi tuần trước, nguồn nước nhiễm khuẩn do lũ lụt làm bùng phát loại bệnh nêu trên đồng thời đã làm khoảng vài chục người bị tử vong, trong khi đó tiếp tục có thêm nhiều bệnh nhân mới trên toàn lãnh thổ Pakistan.
Những trận mưa lớn và lũ lụt trong hơn hai tuần qua ở Pakistan đã làm hơn 1.400 người thiệt mạng, hơn 20 triệu người phải đi lánh nạn, khoảng 700.000 ngôi nhà bị phá hủy. Đây là đợt lũ lụt khủng khiếp nhất trong lịch sử Pakistan.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết cuối tuần qua Pakistan đã có một ca tử vong do bệnh tả, đồng thời dự tính có khoảng 36.000 người dân nước này đang bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của dịch tả. Pakistan hiện đang phải đối phó với các loại bệnh dịch do nguồn nước nhiễm khuẩn trong khi vẫn phải đương đầu với những trận mưa mùa và lũ lụt có sức tàn phá lớn.
Tỉnh Khyber Pakhtunkhwa ở miền Tây Bắc Pakistan, nơi lũ lụt và mưa lớn đã phá hủy hầu như toàn bộ cơ sở hạ tầng, hiện đang đứng trước nguy cơ lớn bùng phát dịch bệnh do xác của hàng nghìn súc vật và xác người phân hủy.
Ba triệu người dân ở Nowshera và Charsadda của tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, hai khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của thảm họa thiên tai, hiện đang đứng trước nguy cơ của bệnh thương hàn, viêm gan A và B, nhiễm trùng hệ hô hấp, ghẻ, tả và nhiều loại bệnh khác. Trong khi đó, cơ quan y tế tỉnh nêu trên không có khả năng ngăn chặn dịch bệnh.
Bộ Y tế Pakistan đã gửi "báo động đỏ" tới WHO với mong muốn cơ quan này sẽ giúp họ "xử lý khẩn cấp" đối với các căn bệnh nêu trên vốn đang bùng phát lan tràn do nguồn nước tiếp tục bị ô nhiễm nghiêm trọng./.
(TTXVN/Vietnam+)