Nhiều hãng xe hơi đã trải qua năm 2010 với nhiều cung bậc cảm xúc, đủ cả hỉ, nộ, ái, ố. Và bây giờ là lúc chúng ta nhìn lại 9 sự kiện nổi bật liên quan đến ôtô nước Mỹ trong năm vừa qua.
1.Năm đầy ác mộng của Toyota
Hàng loạt xe của hãng xe Nhật Bản này vốn đang rất được lòng khách hàng bỗng chốc bị thu hồi với số lượng lớn bởi những lỗi ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn của xe.
Hình ảnh những chiếc xe Toyota an toàn, giá rẻ và tiện dụng bỗng chốc chao mờ trong lòng người tiêu dùng nhiều nước trên thế giới.
2.Sự hồi sinh thành công của GM
GM đã bật dậy mạnh mẽ sau đợt khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong lịch sử của hãng. Thậm chí, đã có lúc, người ta nghĩ rằng hãng xe lớn nhất thế giới này sẽ bị phá sản hoàn toàn. Đợt phát hành IPO thành công góp phần quan trọng vào việc tái cơ cấu và phát triển của GM.
3.Hàng nghìn đại lý GM và Chrysler hoạt động trở lại
Khi các mác xe này bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi khủng hoảng vào năm 2009, đã có tới 2.789 đại lý chuyên bán xe GM và Chrysler dừng hoạt động.
Nhưng năm 2010, hệ thống đại lý rộng khắp và quan trọng này đã hoạt động trở lại bởi sự phục hồi danh tiếng và thị trường của các mác xe trên. Điều này đã góp phần quan trọng vào quá trình tái cơ cấu và phát triển của các mác xe Mỹ.
4.Các ông lớn Detroi không còn chạy theo số lượng
Khủng hoảng trong ngành công nghiệp xe hơi Mỹ khiến 3 nhà sản xuất ôtô lớn nhất của nước này (thường được gọi là 3 ông lớn) là GM, Chrysler và Ford từ bỏ chính sách phát triển nóng, chạy theo số lượng, sang việc phát triển chậm nhưng chắc và ghi dấu ấn chất lượng và hiệu quả trong lòng người tiêu dùng.
5.Công nghiệp ôtô lạc quan hướng tới năm 2011
Kết thúc năm 2010, đã có 11,5 triệu xe hơi các loại bán ra tại Mỹ, tăng tới 11% so với đáy khủng hoảng năm 2009. Thừa thắng xốc tới, các hãng xe tại Mỹ đặt mục tiêu bán được 12,7 triệu xe các loại trong năm 2011.
6. Lợi nhuận trở lại Detroit
Cuộc khủng hoảng tàn phá ngành công nghiệp xe hơi nước Mỹ vào năm 2009 khiến 2 trong số 3 hãng xe lớn suýt phá sản. Nhưng với việc tái cơ cấu thành công và kinh doanh hiệu quả, lợi nhuận đã lại đến với những "công dân của thủ đô xe hơi thế giới Detroit" trong năm 2010.
7. Hyundai ghi dấu ấn
Phát huy những kết quả kinh doanh khả quan từ năm 2009, năm 2010, Hyundai tiếp tục “ghi điểm” trên thị trường khi lần đầu tiên bán được tới 500.000 xe các loại tại Mỹ.
Thị phần của thương hiệu này ngày một tăng. Những chiếc sedan Sonata và SUV Tucson được khách hàng ưa chuộng. Mới nhất là sản phẩm xe Equus sedan đang ngày một được ưa thích tại Mỹ.
8. Thời của xe điện đã đến
Năm 2010 là thời điểm lần đầu tiên nhiều mẫu xe điện được ra mắt người tiêu dùng và hứa hẹn sẽ gặt hái được nhiều thành công. Ngay trong tuần giữa của tháng 12/2010, cả Nissan và GM đều tung ra thị trường những sản phẩm xe điện độc đáo của mình, là chiếc Leaf EV và Chevy Volt.
9. Vĩnh biệt thương hiệu Mercury
Trong những nỗ lực vùng vẫy thoát ra khỏi cảnh lâm vào khủng hoảng, Ford cơ cấu lại những thương hiệu xe của mình.
Mercury và Lincoln là những cái tên được cân nhắc ưu tiên phát triển. Cuối cùng, Ford quyết định khai tử thương hiệu Mercury./.
1.Năm đầy ác mộng của Toyota
Hàng loạt xe của hãng xe Nhật Bản này vốn đang rất được lòng khách hàng bỗng chốc bị thu hồi với số lượng lớn bởi những lỗi ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn của xe.
Hình ảnh những chiếc xe Toyota an toàn, giá rẻ và tiện dụng bỗng chốc chao mờ trong lòng người tiêu dùng nhiều nước trên thế giới.
2.Sự hồi sinh thành công của GM
GM đã bật dậy mạnh mẽ sau đợt khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong lịch sử của hãng. Thậm chí, đã có lúc, người ta nghĩ rằng hãng xe lớn nhất thế giới này sẽ bị phá sản hoàn toàn. Đợt phát hành IPO thành công góp phần quan trọng vào việc tái cơ cấu và phát triển của GM.
3.Hàng nghìn đại lý GM và Chrysler hoạt động trở lại
Khi các mác xe này bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi khủng hoảng vào năm 2009, đã có tới 2.789 đại lý chuyên bán xe GM và Chrysler dừng hoạt động.
Nhưng năm 2010, hệ thống đại lý rộng khắp và quan trọng này đã hoạt động trở lại bởi sự phục hồi danh tiếng và thị trường của các mác xe trên. Điều này đã góp phần quan trọng vào quá trình tái cơ cấu và phát triển của các mác xe Mỹ.
4.Các ông lớn Detroi không còn chạy theo số lượng
Khủng hoảng trong ngành công nghiệp xe hơi Mỹ khiến 3 nhà sản xuất ôtô lớn nhất của nước này (thường được gọi là 3 ông lớn) là GM, Chrysler và Ford từ bỏ chính sách phát triển nóng, chạy theo số lượng, sang việc phát triển chậm nhưng chắc và ghi dấu ấn chất lượng và hiệu quả trong lòng người tiêu dùng.
5.Công nghiệp ôtô lạc quan hướng tới năm 2011
Kết thúc năm 2010, đã có 11,5 triệu xe hơi các loại bán ra tại Mỹ, tăng tới 11% so với đáy khủng hoảng năm 2009. Thừa thắng xốc tới, các hãng xe tại Mỹ đặt mục tiêu bán được 12,7 triệu xe các loại trong năm 2011.
6. Lợi nhuận trở lại Detroit
Cuộc khủng hoảng tàn phá ngành công nghiệp xe hơi nước Mỹ vào năm 2009 khiến 2 trong số 3 hãng xe lớn suýt phá sản. Nhưng với việc tái cơ cấu thành công và kinh doanh hiệu quả, lợi nhuận đã lại đến với những "công dân của thủ đô xe hơi thế giới Detroit" trong năm 2010.
7. Hyundai ghi dấu ấn
Phát huy những kết quả kinh doanh khả quan từ năm 2009, năm 2010, Hyundai tiếp tục “ghi điểm” trên thị trường khi lần đầu tiên bán được tới 500.000 xe các loại tại Mỹ.
Thị phần của thương hiệu này ngày một tăng. Những chiếc sedan Sonata và SUV Tucson được khách hàng ưa chuộng. Mới nhất là sản phẩm xe Equus sedan đang ngày một được ưa thích tại Mỹ.
8. Thời của xe điện đã đến
Năm 2010 là thời điểm lần đầu tiên nhiều mẫu xe điện được ra mắt người tiêu dùng và hứa hẹn sẽ gặt hái được nhiều thành công. Ngay trong tuần giữa của tháng 12/2010, cả Nissan và GM đều tung ra thị trường những sản phẩm xe điện độc đáo của mình, là chiếc Leaf EV và Chevy Volt.
9. Vĩnh biệt thương hiệu Mercury
Trong những nỗ lực vùng vẫy thoát ra khỏi cảnh lâm vào khủng hoảng, Ford cơ cấu lại những thương hiệu xe của mình.
Mercury và Lincoln là những cái tên được cân nhắc ưu tiên phát triển. Cuối cùng, Ford quyết định khai tử thương hiệu Mercury./.
Tùng Lâm (Vietnam+)