Bộ Chính trị làm việc với Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng

Bộ Chính trị lưu ý tiếp tục tập trung xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước.
Sáng 17/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã làm việc với Ban Thườngvụ Thành ủy Đà Nẵng về kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của BộChính trị (khóa IX), về “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ đã báo cáo nhanh với BộChính trị về hậu quả và tình hình khắc phục hậu quả bão số 11, nhanh chóng ổnđịnh cuộc sống của nhân dân và khôi phục sản xuất.

Báo cáo với Bộ Chính trị về kết quả thực hiện Nghị quyết số 33, Bí thư Thành ủyĐà Nẵng Trần Thọ nêu rõ kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá, GDP tăng bình quân11,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng “dịch vụ-công nghiệp-nôngnghiệp.”

Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được cải thiện, môi trường đầu tư thôngthoáng, chú trọng phát triển các ngành, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tạogiá trị gia tăng lớn và có lợi thế cạnh tranh.

Công tác quy hoạch phát triển được thực hiện, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh,xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị tạo được dấu ấn rõ nét, quy mô đôthị mở rộng hơn 3 lần so với năm 2013. Nhiều công trình trọng điểm hoàn thànhđưa vào sử dụng, nhất là giao thông, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển các ngành,lĩnh vực khác, vừa làm thay đổi cơ bản diện mạo đô thị thành phố theo hướng vănminh, hiện đại; tăng cường kết nối, thông thương, phát triển kinh tế của miềnTrung.

Thành phố đã kịp thời định hướng phát triển nhanh, khá toàn diện lĩnh vực thươngmại, bước đầu đảm nhân vai trò trung tâm phát luồng bán buôn đối với các tỉnhmiền Trung và Tây Nguyên. Hạ tầng du lịch được tập trung đầu tư, hình thànhnhiều khu du lịch, tour, tuyến, sản phẩm, từng bước liên kết và tạo không giankinh tế du lịch thống nhất toàn vùng.

Nhằm khai thác tiềm năng kinh tế biển, gắn với bảo vệ an ninh và chủ quyền biểnđảo, thành phố đã đầu tư xây dựng, nâng cấp, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng kỹthuật phục vụ kinh tế biển như cảng biển, khu công nghiệp dịch vụ chế biến thủysản, cảng cá, âu thuyền trú bão, các khu du lịch cao cấp và các tuyến đường venbiển.

Văn hóa-xã hội của thành phố có bước phát triển khá. Chính sách an sinh xã hộiđạt kết quả tốt, thực hiện có hiệu quả chương trình thành phố “5 không, 3 có.”Quy mô và chất lượng giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế được mởrộng và nâng cao. Thành phố đã ưu tiên đầu tư, phối hợp, phát triển mạng lướicác trường đại học, cao đẳng, đại học, cao đẳng, dạy nghề, từng bước khẳng địnhvai trò, vị trí của Đà Nẵng là trung tâm giáo dục-đào tạo nguồn nhân lực lớn củavùng và cả nước... Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõrệt. Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường. Công tác xâydựng Đảng, hệ thống chính trị có nhiều cố gắn và đạt nhiều kết quả tích cực.

Thành phố có nhiều cách làm mới, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành, trong côngtác cán bộ, xây dựng nguồn nhân lực, quan tâm cải cách hành chính, huy động đượcsức mạnh tổng hợp, phát huy được vai trò của người đứng đầu, dám nghĩ, dám làm,dám chịu trách nhiệm...

Tại buổi làm việc, tập thể Bộ Chính trị, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngànhTrung ương đã thảo luận cho ý kiến về những kết quả đạt được, những hạn chế, tồntại, vướng mắc; những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp các kiến nghị, đề xuất củaBan Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về cơ chế, chính sách để có thêm nguồn lực xâydựng, phát triển thành phố trong thời gian tới.

Thay mặt Bộ Chính trị, kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêurõ Bộ Chính trị đánh giá 10 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phốđã chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phốtrong vùng nỗ lực triển khai quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết 33 của BộChính trị nghiêm túc, khẩn trương, sáng tạo, bài bản, có lộ trình, có trọng tâm,trọng điểm, chọn khâu đột phá và đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyểnbiến khá toàn diện, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của Vùng Kinh tếtrọng điểm miền Trung và cả nước. Những kết quả đã đạt được đã khẳng định Nghịquyết 33 của Bộ Chính trị đã đi vào cuộc sống. Những thành tựu của Đà Nẵng, củanhiều địa phương khác và cả nước đã chứng minh đường lối đổi mới của Đảng ta làđúng đắn.

Bộ Chính trị lưu ý tiềm năng lợi thế của Đà Nẵng còn nhiều. Thành phố có thuậnlợi về địa kinh tế, địa chính trị, vùng đất, con người, lịch sử nhưng còn cónhững mặt chưa được khai thác, phát huy tốt. Quy mô kinh tế còn nhỏ, sức cạnhtranh thấp. Đầu tư cho phát triển sản xuất chậm so với phát triển hạ tầng. Sứccạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, của nhiều sản phẩm chưa cao, công nghiệpphát triển chưa có sự bứt phá. Một số chỉ tiêu, chỉ số có suy giảm. Một số dự áncông trình kết cấu hạ tầng trọng tâm triển khai còn chậm. Công tác xây dựngĐảng, công tác cán bộ cần được quan tâm, chủ động, toàn diện, mạnh mẽ hơn nữa.Sức lan tỏa của Đà Nẵng ra cả vùng còn hạn chế...

Về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sắp tới, Bộ Chính trị yêu cầuthành phố Đà Nẵng cần tiếp tục phát huy thành tích, kinh nghiệm tốt đã có đểthực hiện Nghị quyết 33 Bộ Chính trị một cách tích cực, quyết liệt, hiệu quả caohơn nữa; cần tiếp tục nhận thức rõ, sâu sắc, đầy đủ hơn nữa vị trí, vai trò củaĐà Nẵng trong vùng miền Trung và Tây Nguyên, phân tích kỹ tiềm năng, thế mạnh,những khó khăn, hạn chế, dự báo tình hình sắp tới để có chủ trương và quyết tâmcao hơn.

Là một đô thị trẻ, Đà Nẵng đang có đà phát triển nhưng trước mắt còn nhiều khókhăn, thách thức. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đà Nẵng cần tiếp tục phát huytruyền thống đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, tậptrung khai thác tiềm năng, lợi thế, phát huy cao độ mọi nguồn lực để phát triểnkinh tế nhanh, bền vững.

Bộ Chính trị lưu ý tiếp tục tập trung xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵngtrở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế-xã hộilớn của miền Trung, phát huy vai trò là trung tâm dịch vụ; là thành phố cảngbiển, đầu mối giao thông quan trọng; trung tâm bưu chính viễn thông, công nghệthông tin và tài chính-ngân hàng; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng vềquốc phòng, an ninh; một động lực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm củamiền Trung và khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

Với tinh thần đó, Bộ Chính trị đề nghị Đà Nẵng tập trung rà soát, xây dựng vàthực hiện quản lý tốt các quy hoạch, kế hoạch phát triển thành phố gắn với quyhoạch, kế hoạch phát triển chung của vùng.

Bộ Chính trị đề nghị phát triển kinh tế đi đôi với tái cơ cấu, chuyển đổi môhình tăng trưởng theo hướng tập trung nâng cao quy mô và chất lượng tăng trưởng,hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng thành phố Đà Nẵng đẹp,văn minh, hiện đại, có bản sắc riêng, có quản lý chặt chẽ, xây dựng con ngườivăn minh. Đà Nẵng cần quan tâm làm tốt công tác an sinh xã hội, phát triển vănhóa, bảo vệ môi trường; là trung tâm văn hóa, giáo dục, y tế, trung tâm dịch vụcủa cả miền Trung; tiếp tục tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn địnhchính trị-xã hội trong mọi tình huống.

Về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Bộ Chính trị yêu cầu thành phốĐà Nẵng tiếp tục củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệthống chính trị, đặc biệt là công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ gắnvới tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựngĐảng; xây dựng cơ chế, chính sách để bảm đảm quản lý cán bộ, đảng viên, chốngsuy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống...

Các cấp ủy Đảng quan tâm phát huy dân chủ mạnh hơn nữa, phát huy truyền thốngđoàn kết, đổi mới phong cách, lề lối công tác, quan tâm xây dựng đoàn kết nộibộ, chống quan liêu tham nhũng, lãng phí; nâng cao hiệu quả công tác cải cáchhành chính gắn với xây dựng chính quyền đô thị.

Nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhanh, toàn diện thành phố có ý nghĩaquan trọng không chỉ riêng đối với Đà Nẵng mà còn đối với sự phát triển của cácđịa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước, Bộ Chính trị lưuý Đà Nẵng cần chủ động, tăng cường quan hệ để các bộ, ban, ngành Trung ương, cácđịa phương trong vùng cùng vào cuộc với Đà Nẵng, kịp thời tháo gỡ những khókhăn, vướng mắc, huy động các nguồn lực, tạo điều kiện để thành phố phát triểnnhanh, bền vững.

Về các đề xuất kiến nghị của thành phố, Bộ Chính trị cơ bản đồng ý về chủtrương, giao Ban cán sự Đảng Chính phủ, các bộ, ban ngành phối hợp xây dựng cáccơ chế, chính sách phù hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện để Đà Nẵng có thêm nguồn lực,động lực để phát triển kinh tế-xã hội./.

Hương Thủy (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục