Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng, các doanh nghiệp vận tải hành khách không nên đồng loạt tăng giá vé mà nên tăng từ từ và có lộ trình.
Thông tin trên được đưa ra trong cuộc họp chiều nay, 3/3, giữa Hiệp hội vận tải Hà Nội cùng một số doanh nghiệp hoạt động taxi và vận tải khách, hàng hóa trên địa bàn Hà Nội.
Taxi đồng loạt tăng giá
Trong ngày 3/3, các doanh nghiệp taxi trên địa bàn Hà Nội như taxi Nội Bài, Sao Mai, Hương Lúa... đã có kế hoạch tăng giá vé lên 1.000-1.500 đồng cho mỗi km. Đại diện các hãng taxi Hà Nội đều thông báo lộ trình tăng giá cước khoảng 10% trong 10 ngày tới.
Cụ thể, taxi Nội Bài tăng giá cước xe 5 chỗ km thứ 1-30 từ 9.000 đồng lên 10.500 đồng/km; xe 8 chỗ tăng từ 10.000 đồng lên 11.500 đồng/km. Với tuyến dài 32 km Hà Nội-Nội Bài, hãng tăng trung bình 20.000 đồng/toàn tuyến. Các hãng taxi 123, Sao Mai, Hương Lúa đều tăng 1.000 đồng/km, tức khoảng 10% so với giá cũ.
Bên cạnh đó, đại diện các doanh nghiệp vận tải taxi như Nội Bài, ABC, Sao Mai, Hương Lúa, Nguyên Minh… cho biết, với việc giá xăng tăng, các hãng không thể không tăng giá.
Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội, ông Bùi Danh Liên cho biết: "Hai hãng taxi lớn là Mai Linh và các hãng thành viên thuộc Taxi Group (như Hà Nội Taxi, Taxi CP, Taxi 3A) đã tăng từ ngày 28/2. Với các doanh nghiệp khác, hãng tăng cước sớm nhất cũng phải đến ngày 13/3."
“Hai hãng lớn đã tăng giá vì họ có trung tâm kiểm định đồng hồ, nên thay đổi được ngay. Các đơn vị còn lại phải đợi để kiểm định đồng hồ, thay đổi mức cước mới có thể áp dụng được.” ông Liên giải thích.
Cũng theo ông Liên, việc tăng giá vận tải phải có lộ trình, nên không thể tăng ngay, tại Hà Nội với gần 15.000 xe taxi đang chạy, thì phải mất khá nhiều thời gian để chỉnh lại đồng hồ.
Không tăng giá tùy tiện
Hiệp hội vận tải Hà Nội kêu gọi các doanh nghiệp vận tải khách bằng ôtô không nên đồng loạt tăng giá vé tùy tiện mà nên áp dụng giải pháp tiết kiệm chi tiêu, hợp lý hóa chi phí sản xuất.
Theo ông Liên, cước vận tải có thể sẽ tăng từ 10-15%. Giá xăng tăng kéo theo giá vé tăng là điều khó tránh khỏi và sẽ tăng từ từ chứ chưa tăng ngay lập tức.
Ông Liên cho biết: “Hiện Hà Nội có hơn 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải. Tuy nhiên, hiện chưa có đơn vị nào liên hệ với Hiệp hội để thông báo tăng giá.”
Ông Liên cũng cho hay, tuyến cố định thì chưa có đơn vị nào tăng giá bởi phải gửi bản kê khai giá tới các đơn vị, cơ quan quản lý để đăng ký, cắt cuống, thu hồi vé cũ...
Trong số các hãng vận tải hàng hóa và hành khách, duy nhất chỉ có Hợp tác xã vận tải 27/7 thông báo sẽ điều chỉnh giá với mức tăng khoảng 15% so với giá cước hiện tại.
Ông Đào Văn Bình, Chủ nhiệm Hợp tác xã 27/7 nói: “Mức tăng này chỉ điều chỉnh với các hợp đồng vận tải cố định, dài hạn và có giá trị lớn. Còn những loại vận tải khác thì vẫn chưa thể tăng giá”.
Ông Bình cũng cho hay, hiện tại đơn vị vẫn đang chấp nhận chạy lỗ, song chưa thể tăng giá vì còn chờ ý kiến bên cục thuế.
“Với xe khách, hoặc vận tải hàng hóa phải có lộ trình, đăng ký, xin phép một số bến cho tăng giá thì mới được tăng và muốn tăng thì phải báo cáo với cục thuế. Nếu không, doanh nghiệp vẫn phải chịu lỗ," ông Bình nói.
Ông Nguyễn Hoàng Trung, Giám đốc Công ty Quản lý bến xe Hà Nội cho biết: “Tới đây, công ty sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc tăng giá vé, niêm yết giá vé trên thành xe của các doanh nghiệp vận tải tại bến xe để đảm bảo thực hiện đúng các quy định của nhà nước và thực hiện chủ trương của Chính phủ về kiềm chế lạm phát đảm bảo an sinh xã hội.”
“Công ty sẽ chỉ tổ chức bán vé theo giá mới cho đơn vị vận tải khi có đầy đủ thủ tục, hồ sơ theo quy định. Các đơn vị có mức tăng giá cao đột biến phải có giải trình và có sự chấp thuận của các cơ quan quản lý có thẩm quyền và tổ chức niêm yết công khai giá vé tại khu vực bán vé của bến xe để hành khách được biết,” ông Trung chia sẻ.
Trước đó, ngày 1/3, Sở Giao thông vận tải cũng đã có công văn số 508/GTVT-QLVT, gửi các đơn vị vận tải, khai thác bến xe trong thành phố kêu gọi các đơn vị vận tải hành khách bằng ô tô, doanh nghiệp khai thác bến xe không tùy tiện tăng giá cước, nghiêm cấm các hành vi lợi dụng tình hình tăng giá xăng để tăng giá cước tùy tiện bắt chẹt khách.
Sở cũng sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, thanh tra đối với các đơn vị tăng giá cước bất hợp lý./.
Thông tin trên được đưa ra trong cuộc họp chiều nay, 3/3, giữa Hiệp hội vận tải Hà Nội cùng một số doanh nghiệp hoạt động taxi và vận tải khách, hàng hóa trên địa bàn Hà Nội.
Taxi đồng loạt tăng giá
Trong ngày 3/3, các doanh nghiệp taxi trên địa bàn Hà Nội như taxi Nội Bài, Sao Mai, Hương Lúa... đã có kế hoạch tăng giá vé lên 1.000-1.500 đồng cho mỗi km. Đại diện các hãng taxi Hà Nội đều thông báo lộ trình tăng giá cước khoảng 10% trong 10 ngày tới.
Cụ thể, taxi Nội Bài tăng giá cước xe 5 chỗ km thứ 1-30 từ 9.000 đồng lên 10.500 đồng/km; xe 8 chỗ tăng từ 10.000 đồng lên 11.500 đồng/km. Với tuyến dài 32 km Hà Nội-Nội Bài, hãng tăng trung bình 20.000 đồng/toàn tuyến. Các hãng taxi 123, Sao Mai, Hương Lúa đều tăng 1.000 đồng/km, tức khoảng 10% so với giá cũ.
Bên cạnh đó, đại diện các doanh nghiệp vận tải taxi như Nội Bài, ABC, Sao Mai, Hương Lúa, Nguyên Minh… cho biết, với việc giá xăng tăng, các hãng không thể không tăng giá.
Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội, ông Bùi Danh Liên cho biết: "Hai hãng taxi lớn là Mai Linh và các hãng thành viên thuộc Taxi Group (như Hà Nội Taxi, Taxi CP, Taxi 3A) đã tăng từ ngày 28/2. Với các doanh nghiệp khác, hãng tăng cước sớm nhất cũng phải đến ngày 13/3."
“Hai hãng lớn đã tăng giá vì họ có trung tâm kiểm định đồng hồ, nên thay đổi được ngay. Các đơn vị còn lại phải đợi để kiểm định đồng hồ, thay đổi mức cước mới có thể áp dụng được.” ông Liên giải thích.
Cũng theo ông Liên, việc tăng giá vận tải phải có lộ trình, nên không thể tăng ngay, tại Hà Nội với gần 15.000 xe taxi đang chạy, thì phải mất khá nhiều thời gian để chỉnh lại đồng hồ.
Không tăng giá tùy tiện
Hiệp hội vận tải Hà Nội kêu gọi các doanh nghiệp vận tải khách bằng ôtô không nên đồng loạt tăng giá vé tùy tiện mà nên áp dụng giải pháp tiết kiệm chi tiêu, hợp lý hóa chi phí sản xuất.
Theo ông Liên, cước vận tải có thể sẽ tăng từ 10-15%. Giá xăng tăng kéo theo giá vé tăng là điều khó tránh khỏi và sẽ tăng từ từ chứ chưa tăng ngay lập tức.
Ông Liên cho biết: “Hiện Hà Nội có hơn 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải. Tuy nhiên, hiện chưa có đơn vị nào liên hệ với Hiệp hội để thông báo tăng giá.”
Ông Liên cũng cho hay, tuyến cố định thì chưa có đơn vị nào tăng giá bởi phải gửi bản kê khai giá tới các đơn vị, cơ quan quản lý để đăng ký, cắt cuống, thu hồi vé cũ...
Trong số các hãng vận tải hàng hóa và hành khách, duy nhất chỉ có Hợp tác xã vận tải 27/7 thông báo sẽ điều chỉnh giá với mức tăng khoảng 15% so với giá cước hiện tại.
Ông Đào Văn Bình, Chủ nhiệm Hợp tác xã 27/7 nói: “Mức tăng này chỉ điều chỉnh với các hợp đồng vận tải cố định, dài hạn và có giá trị lớn. Còn những loại vận tải khác thì vẫn chưa thể tăng giá”.
Ông Bình cũng cho hay, hiện tại đơn vị vẫn đang chấp nhận chạy lỗ, song chưa thể tăng giá vì còn chờ ý kiến bên cục thuế.
“Với xe khách, hoặc vận tải hàng hóa phải có lộ trình, đăng ký, xin phép một số bến cho tăng giá thì mới được tăng và muốn tăng thì phải báo cáo với cục thuế. Nếu không, doanh nghiệp vẫn phải chịu lỗ," ông Bình nói.
Ông Nguyễn Hoàng Trung, Giám đốc Công ty Quản lý bến xe Hà Nội cho biết: “Tới đây, công ty sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc tăng giá vé, niêm yết giá vé trên thành xe của các doanh nghiệp vận tải tại bến xe để đảm bảo thực hiện đúng các quy định của nhà nước và thực hiện chủ trương của Chính phủ về kiềm chế lạm phát đảm bảo an sinh xã hội.”
“Công ty sẽ chỉ tổ chức bán vé theo giá mới cho đơn vị vận tải khi có đầy đủ thủ tục, hồ sơ theo quy định. Các đơn vị có mức tăng giá cao đột biến phải có giải trình và có sự chấp thuận của các cơ quan quản lý có thẩm quyền và tổ chức niêm yết công khai giá vé tại khu vực bán vé của bến xe để hành khách được biết,” ông Trung chia sẻ.
Trước đó, ngày 1/3, Sở Giao thông vận tải cũng đã có công văn số 508/GTVT-QLVT, gửi các đơn vị vận tải, khai thác bến xe trong thành phố kêu gọi các đơn vị vận tải hành khách bằng ô tô, doanh nghiệp khai thác bến xe không tùy tiện tăng giá cước, nghiêm cấm các hành vi lợi dụng tình hình tăng giá xăng để tăng giá cước tùy tiện bắt chẹt khách.
Sở cũng sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, thanh tra đối với các đơn vị tăng giá cước bất hợp lý./.
Mạnh Hùng (Vietnam+)