Trong báo cáo Giám sát Tài chính thường niên vừa công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận xét hầu hết các quốc gia phát triển đang đạt kết quả tích cực trong việc giảm thâm hụt ngân sách mặc dù kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại.
IMF dự báo thâm hụt tài chính tại các nền kinh tế phát triển thế giới sẽ trung bình ở mức 5,9% GDP năm 2012 và 4,9% năm 2013, cải thiện đáng kể so với 6,6% năm 2011, tuy có cao hơn mức dự báo đưa ra hồi tháng 7/2012 lần lượt là 5,8% và 4,7% GDP.
Chính phủ các nước, từ Khu vực sử dụng đồng euro đến New Zeland, đang cắt giảm chi tiêu để giảm thâm hụt ngân sách, sau khi họ đã thực thi các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để vượt qua tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu và khủng hoảng tài chính bắt đầu từ năm 2007.
Trong một báo cáo khác được công bố ngày 9/10, IMF dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm 2012 - mức thấp nhất kể từ cuộc suy thoái năm 2009 - và 3,6% năm 2013, kèm theo lời cảnh báo rằng nguy cơ kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại mạnh mẽ hơn đang ở mức "cao báo động" với 1/6 cơ hội nhịp độ tăng trưởng sẽ ở dưới ngưỡng 2%.
IMF cho rằng các nền kinh tế phát triển không thể trì hoãn các nỗ lực giảm nợ, mặc dù các thị trường đang nổi hay các nước thu nhập thấp vẫn có thể tạm hoãn việc này và chờ cho tới khi triển vọng kinh tế khả quan hơn. IMF cũng lưu ý những bất ổn về tài chính vẫn gia tăng ngay cả khi các quốc gia đạt tiến bộ đáng kể trong việc giảm nợ.
Đối với châu Âu, theo đánh giá của IMF, mặc dù Tây Ban Nha đã tăng thuế gián tiếp đồng thời cắt giảm lương khu vực công và trợ cấp thất nghiệp, nhưng các số liệu ban đầu trong sáu tháng đầu năm 2012 cho thấy các nỗ lực củng cố tài chính chưa có tiến bộ rõ rệt và ngày càng có nhiều khả năng nước này không đạt được mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách cả năm.
Bên cạnh đó, suy thoái kinh tế sâu sắc hơn cùng với việc thực hiện các biện pháp tài chính không đúng thời hạn sẽ khiến cho Hy Lạp khó đạt được các mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách đầy tham vọng.
Đối với Mỹ và Nhật Bản, IMF cho rằng hai nước này vẫn thiếu các chính sách tài chính rõ ràng để giảm nợ với tốc độ ổn định.
IMF dự báo thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ giảm xuống 8,7% GDP trong năm 2012 và 7,3% vào năm 2013, đồng thời cho rằng nước này sẽ đạt được sự thỏa hiệp về chính trị để tránh "vách đá tài chính."
Trong khi đó, báo cáo của IMF thúc giục Nhật Bản tiếp tục cải cách tài chính để giảm nợ công, hiện ở mức cao nhất trong số các nước phát triển. Nợ công của Nhật Bản dự báo sẽ phình lên mức 245% GDP năm 2013, cao hơn đáng kể so với mức ước khoảng 182% GDP của Hy Lạp.
Quốc hội Nhật Bản hồi tháng 8/2012 đã phê chuẩn dự luật cải cách thuế và phúc lợi xã hội, trong đó tăng thuế tiêu dùng từ mức 5% hiện nay lên 8% năm 2014 và 10% năm 2015 để kiểm soát nợ nần. Tuy nhiên, IMF cho rằng mức tăng này sẽ chưa đủ để hạ tỷ lệ nợ ở mức cao kỷ lục hiện nay./.
IMF dự báo thâm hụt tài chính tại các nền kinh tế phát triển thế giới sẽ trung bình ở mức 5,9% GDP năm 2012 và 4,9% năm 2013, cải thiện đáng kể so với 6,6% năm 2011, tuy có cao hơn mức dự báo đưa ra hồi tháng 7/2012 lần lượt là 5,8% và 4,7% GDP.
Chính phủ các nước, từ Khu vực sử dụng đồng euro đến New Zeland, đang cắt giảm chi tiêu để giảm thâm hụt ngân sách, sau khi họ đã thực thi các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để vượt qua tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu và khủng hoảng tài chính bắt đầu từ năm 2007.
Trong một báo cáo khác được công bố ngày 9/10, IMF dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm 2012 - mức thấp nhất kể từ cuộc suy thoái năm 2009 - và 3,6% năm 2013, kèm theo lời cảnh báo rằng nguy cơ kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại mạnh mẽ hơn đang ở mức "cao báo động" với 1/6 cơ hội nhịp độ tăng trưởng sẽ ở dưới ngưỡng 2%.
IMF cho rằng các nền kinh tế phát triển không thể trì hoãn các nỗ lực giảm nợ, mặc dù các thị trường đang nổi hay các nước thu nhập thấp vẫn có thể tạm hoãn việc này và chờ cho tới khi triển vọng kinh tế khả quan hơn. IMF cũng lưu ý những bất ổn về tài chính vẫn gia tăng ngay cả khi các quốc gia đạt tiến bộ đáng kể trong việc giảm nợ.
Đối với châu Âu, theo đánh giá của IMF, mặc dù Tây Ban Nha đã tăng thuế gián tiếp đồng thời cắt giảm lương khu vực công và trợ cấp thất nghiệp, nhưng các số liệu ban đầu trong sáu tháng đầu năm 2012 cho thấy các nỗ lực củng cố tài chính chưa có tiến bộ rõ rệt và ngày càng có nhiều khả năng nước này không đạt được mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách cả năm.
Bên cạnh đó, suy thoái kinh tế sâu sắc hơn cùng với việc thực hiện các biện pháp tài chính không đúng thời hạn sẽ khiến cho Hy Lạp khó đạt được các mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách đầy tham vọng.
Đối với Mỹ và Nhật Bản, IMF cho rằng hai nước này vẫn thiếu các chính sách tài chính rõ ràng để giảm nợ với tốc độ ổn định.
IMF dự báo thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ giảm xuống 8,7% GDP trong năm 2012 và 7,3% vào năm 2013, đồng thời cho rằng nước này sẽ đạt được sự thỏa hiệp về chính trị để tránh "vách đá tài chính."
Trong khi đó, báo cáo của IMF thúc giục Nhật Bản tiếp tục cải cách tài chính để giảm nợ công, hiện ở mức cao nhất trong số các nước phát triển. Nợ công của Nhật Bản dự báo sẽ phình lên mức 245% GDP năm 2013, cao hơn đáng kể so với mức ước khoảng 182% GDP của Hy Lạp.
Quốc hội Nhật Bản hồi tháng 8/2012 đã phê chuẩn dự luật cải cách thuế và phúc lợi xã hội, trong đó tăng thuế tiêu dùng từ mức 5% hiện nay lên 8% năm 2014 và 10% năm 2015 để kiểm soát nợ nần. Tuy nhiên, IMF cho rằng mức tăng này sẽ chưa đủ để hạ tỷ lệ nợ ở mức cao kỷ lục hiện nay./.
Như Mai (TTXVN)