Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí duy trì các khoản trợ cấp gây tranh cãi đối với lĩnh vực ngư nghiệp, làm dấy lên một sự phản ứng mạnh mẽ từ các tổ chức bảo vệ môi trường vì cho rằng điều này khuyến khích hoạt động đánh bắt quá mức vốn đã và đang làm cạn dần nguồn cá.
Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo một hiệp ước về hạn ngạch đánh cá, theo đó giảm hạn ngạch đánh bắt đối với 47 loài mà cơ quan này cho rằng đã bị đánh bắt quá mức (tăng 16 loài so với trước đó).
Các khoản trợ cấp dùng để giúp ngư dân hiện đại hóa đội ngũ tàu thuyền hiện có hoặc sử dụng thay thế các tàu cũ và được các cường quốc đánh cá lớn như Pháp, Bồ Đào Nha, nhất là Tây Ban Nha, tích cực bảo vệ. Tuy vậy, các ý kiến chỉ trích cho rằng động thái trên làm tăng công suất đánh bắt vào thời điểm khi cần tập trung giảm lượng cá đánh bắt để giúp khôi phục nguồn cá.
Hồi tháng 6/2012, EU đã nhất trí một loạt biện pháp cải cách, trong đó có việc thiết lập Sản lượng Bền vững Tối đa (MSY) - lượng cá tối đa có thể đánh bắt mà không làm ảnh hưởng khả năng bảo tồn và duy trì lượng cá./.
Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo một hiệp ước về hạn ngạch đánh cá, theo đó giảm hạn ngạch đánh bắt đối với 47 loài mà cơ quan này cho rằng đã bị đánh bắt quá mức (tăng 16 loài so với trước đó).
Các khoản trợ cấp dùng để giúp ngư dân hiện đại hóa đội ngũ tàu thuyền hiện có hoặc sử dụng thay thế các tàu cũ và được các cường quốc đánh cá lớn như Pháp, Bồ Đào Nha, nhất là Tây Ban Nha, tích cực bảo vệ. Tuy vậy, các ý kiến chỉ trích cho rằng động thái trên làm tăng công suất đánh bắt vào thời điểm khi cần tập trung giảm lượng cá đánh bắt để giúp khôi phục nguồn cá.
Hồi tháng 6/2012, EU đã nhất trí một loạt biện pháp cải cách, trong đó có việc thiết lập Sản lượng Bền vững Tối đa (MSY) - lượng cá tối đa có thể đánh bắt mà không làm ảnh hưởng khả năng bảo tồn và duy trì lượng cá./.
Anh Quân (TTXVN)