Chính phủ đã xác định tái cơ cấu nền kinh tế trong những năm tới sẽ tập trung vào 3 mũi nhọn là cải cách đầu tư công, hệ thống doanh nghiệp nhà nước và sắp xếp lại hệ thống ngân hàng.
Doanh nghiệp Nhà nước thời gian qua tuy đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nhưng cũng đang bộc lộ nhiều yếu kém đòi hỏi phải có sự đổi mới, cải cách.
Bên lề Hội nghị Tổng kết 10 năm sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2001-2010, diễn ra ngày 8/12, tại Hà Nội, Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn nhanh một số đại biểu xung quanh vấn đề này.
Ông Võ Duy Khương-Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng: Sau 10 năm chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp đa thành phần, nền kinh tế của chúng ta phong phú hơn, phát triển mạnh mẽ hơn. Đặc biệt là các công ty trước đây là doanh nghiệp nhà nước khi chuyển thành công ty cổ phần thì doanh nghiệp phát huy được sức mạnh trong nền kinh tế mạnh mẽ, động lực giúp cho doanh nghiệp hoạt động có ý nghĩa.
Về cơ bản đã hoàn thành cổ phần hóa gần 100 doanh nghiệp, đến nay chỉ còn 6 doanh nghiệp. Quá trình 10 năm vừa qua lãnh đạo Đà Nẵng đã chỉ đạo quyết liệt, thực hiện chuyển đổi nền kinh tế sang đa sở hữu. Quá trình chuyển đổi gặp nhiều khó khăn. Điển hình là trong quy định về cổ phần hóa cho phép công đoàn mua cổ phần để đảm bảo quyền lợi cho người lao động nhưng trên thực tế, công đoàn không có nguồn ngân sách mà huy động từ người lao động không được phép nên thành phố vẫn cho phép cổ phần hóa các doanh nghiệp này, rồi mới trình Chính phủ sau. Chúng tôi cũng mong muốn sửa đổi hoặc hướng dẫn về vấn đề này.
Ông Nguyễn Văn Tuân - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Vinaconex: Việc cổ phần hóa tránh biến thành tư nhân hóa. Theo chúng tôi, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là chính sách chung nhưng vẫn phải có hướng dẫn cho từng loại hình, từng ngành doanh nghiệp, người lao động trong các doanh nghiệp cần phải được quan tâm đặc biệt và có sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Khi là doanh nghiệp nhà nước thì người lao động làm chủ nhưng sau cổ phần hóa thì họ lại trở thành người làm thuê nên cần phải có cơ chế để đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Đặc biệt cần xác định rõ vai trò của cổ phần Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước giữ vốn trên 50% như trường hợp của Vinaconex đã được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận phương án tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng tuy nhiên, có thực hiện được hay không liên quan đến phần vốn của Nhà nước do SCIC đang quản lý.
Ông Nguyễn Phú Hùng, Phó Vụ trưởng Ban Đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Giai đoạn tới việc sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ gặp nhiều khó khăn. Do các doanh nghiệp nông nghiệp rất đặc thù, gồm cả nông nghiệp và công nghiệp nên đối tượng lao động, tư liệu sản xuất đặc biệt, quá trình tạo ra sản phẩm tính vào chu kỳ sản xuất dài có thể kéo tới 5, 10 năm (cây chè, càphê...) lại phụ thuộc vào thời tiết, dịch bệnh khiến việc định giá doanh nghiệp để chuyển đổi cổ phần hóa là rất khó. Nhà nước cần có hướng dẫn phương pháp xác định giá trị tài sản đặc thù ngành nông nghiệp khi cổ phần hóa.
Hiện nay với một số cơ chế chính sách áp dụng chung cho tất cả các ngành chưa phù hợp với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nên khi triển khai cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành nông, lâm nghiệp rất lúng túng.
Ông Phạm Tiến Dũng, Tổng giám đốc Tổng công ty dịch vụ khoan và thăm dò dầu khí (PVD): Đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp đã mang lại hiệu quả lớn. Nhờ cổ phần hóa, Tổng công ty đã thu hút được nguồn vốn lớn của ngoài xã hội. Trước cổ phần hóa, vốn của doanh nghiệp chỉ khoảng 680 tỷ đồng, sau cổ phần hóa vốn điều lệ tăng lên hơn 2.000 tỷ đồng và dự kiến tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Vốn chủ sở hữu cũng tăng lên 8,5 lần, nếu trước kia chỉ hơn 700 tỷ đồng thì nay hơn 6.000 tỷ đồng.
Thu hút được xã hội rất lớn, đối với Tổng công ty cổ phần khoan dầu khí, ngành làm về cung cấp các dịch vụ về khoan, đi khoan thuê cho khách hàng, các dịch vụ kỹ thuật của giếng khoan thì đều là những lĩnh vực kỹ thuật thuộc công nghệ cao. Cần nguồn vốn lớn, song đưa lại giá trị gia tăng rất tốt. Nhờ cổ phần hóa, thu hút nguồn vốn xã hội nên Tổng công ty đã đóng được 5 giàn khoan, một giàn khoan đất liền hiện nay đang khoan ở Algeria.
Bốn giàn khoan biển thế hệ mới, trong đó có giàn khoan sử dụng công nghệ mới rất là cao, tự động hóa cao, có thể khoan được khu vực nước sâu. Điểm thứ 2, doanh nghiệp trở nên năng động, chủ động, doanh nghiệp phát huy được ngành dịch vụ thế mạnh của mình, không bị khống chế với những kế hoạch điều hành như trước đây nữa. Vì thế, doanh nghiệp có thể phát triển nguồn lực về con người, chuyên nghiệp hóa hơn. Nhờ có cổ phần hóa và có thể thu hút nguồn lao động chất xám cao, giúp doanh nghiệp có thể đem lại những chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn.
Chúng tôi đang có 5 liên doanh, rất tốt với các đối tác nước ngoài. Hầu hết các đối tác nước ngoài đều là những công ty phục vụ kỹ thuật dầu khí nổi tiếng trên thế giới. Ước đến cuối năm 2011, doanh thu của Tổng công ty có thể đạt được 8.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế trước cổ phần hoá chỉ đạt 53 tỷ đồng, 2011 ước đạt hơn 1.000 tỷ đồng, gấp gần 20 lần, nhìn thấy rất rõ hiệu quả của cổ phần hóa.
Tuy nhiên, hiện nay, chúng tôi chỉ mới cung cấp được 50% tổng nhu cầu khoan, lắp của Việt Nam, 50% còn lại vẫn là do giàn khoan nước ngoài thực hiện. Hiện việc huy động vốn rất khó khăn. Bên cạnh đó, việc giữ chân người lao động giỏi cũng căng thẳng do quy định về lương còn bất cập, lương trả theo năng suất.
Trong khi năng suất của ngành công nghệ cao rất khó xác định. Như ở Việt Nam trả cao từ 3.000 USD/tháng, sang đến các công ty nước ngoài họ trả 5.000-6.000 tỷ đồng/tháng, mà mình vẫn giữ được. Cùng cung cấp dịch vụ nhưng doanh nghiệp trong nước đóng thuế VAT là 10%, doanh nghiệp nước ngoài đóng là 5%. Với những bất cập trên, tôi thấy rằng, nếu vẫn giữ nguyên những quy định trên, các doanh nghiệp cổ phần nói riêng và các doanh nghiệp nhà nước nói chung sẽ bị thiệt thòi ngay trên sân nhà, hạn chế hiệu quả của quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước./.
Doanh nghiệp Nhà nước thời gian qua tuy đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nhưng cũng đang bộc lộ nhiều yếu kém đòi hỏi phải có sự đổi mới, cải cách.
Bên lề Hội nghị Tổng kết 10 năm sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2001-2010, diễn ra ngày 8/12, tại Hà Nội, Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn nhanh một số đại biểu xung quanh vấn đề này.
Ông Võ Duy Khương-Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng: Sau 10 năm chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp đa thành phần, nền kinh tế của chúng ta phong phú hơn, phát triển mạnh mẽ hơn. Đặc biệt là các công ty trước đây là doanh nghiệp nhà nước khi chuyển thành công ty cổ phần thì doanh nghiệp phát huy được sức mạnh trong nền kinh tế mạnh mẽ, động lực giúp cho doanh nghiệp hoạt động có ý nghĩa.
Về cơ bản đã hoàn thành cổ phần hóa gần 100 doanh nghiệp, đến nay chỉ còn 6 doanh nghiệp. Quá trình 10 năm vừa qua lãnh đạo Đà Nẵng đã chỉ đạo quyết liệt, thực hiện chuyển đổi nền kinh tế sang đa sở hữu. Quá trình chuyển đổi gặp nhiều khó khăn. Điển hình là trong quy định về cổ phần hóa cho phép công đoàn mua cổ phần để đảm bảo quyền lợi cho người lao động nhưng trên thực tế, công đoàn không có nguồn ngân sách mà huy động từ người lao động không được phép nên thành phố vẫn cho phép cổ phần hóa các doanh nghiệp này, rồi mới trình Chính phủ sau. Chúng tôi cũng mong muốn sửa đổi hoặc hướng dẫn về vấn đề này.
Ông Nguyễn Văn Tuân - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Vinaconex: Việc cổ phần hóa tránh biến thành tư nhân hóa. Theo chúng tôi, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là chính sách chung nhưng vẫn phải có hướng dẫn cho từng loại hình, từng ngành doanh nghiệp, người lao động trong các doanh nghiệp cần phải được quan tâm đặc biệt và có sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Khi là doanh nghiệp nhà nước thì người lao động làm chủ nhưng sau cổ phần hóa thì họ lại trở thành người làm thuê nên cần phải có cơ chế để đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Đặc biệt cần xác định rõ vai trò của cổ phần Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước giữ vốn trên 50% như trường hợp của Vinaconex đã được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận phương án tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng tuy nhiên, có thực hiện được hay không liên quan đến phần vốn của Nhà nước do SCIC đang quản lý.
Ông Nguyễn Phú Hùng, Phó Vụ trưởng Ban Đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Giai đoạn tới việc sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ gặp nhiều khó khăn. Do các doanh nghiệp nông nghiệp rất đặc thù, gồm cả nông nghiệp và công nghiệp nên đối tượng lao động, tư liệu sản xuất đặc biệt, quá trình tạo ra sản phẩm tính vào chu kỳ sản xuất dài có thể kéo tới 5, 10 năm (cây chè, càphê...) lại phụ thuộc vào thời tiết, dịch bệnh khiến việc định giá doanh nghiệp để chuyển đổi cổ phần hóa là rất khó. Nhà nước cần có hướng dẫn phương pháp xác định giá trị tài sản đặc thù ngành nông nghiệp khi cổ phần hóa.
Hiện nay với một số cơ chế chính sách áp dụng chung cho tất cả các ngành chưa phù hợp với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nên khi triển khai cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành nông, lâm nghiệp rất lúng túng.
Ông Phạm Tiến Dũng, Tổng giám đốc Tổng công ty dịch vụ khoan và thăm dò dầu khí (PVD): Đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp đã mang lại hiệu quả lớn. Nhờ cổ phần hóa, Tổng công ty đã thu hút được nguồn vốn lớn của ngoài xã hội. Trước cổ phần hóa, vốn của doanh nghiệp chỉ khoảng 680 tỷ đồng, sau cổ phần hóa vốn điều lệ tăng lên hơn 2.000 tỷ đồng và dự kiến tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Vốn chủ sở hữu cũng tăng lên 8,5 lần, nếu trước kia chỉ hơn 700 tỷ đồng thì nay hơn 6.000 tỷ đồng.
Thu hút được xã hội rất lớn, đối với Tổng công ty cổ phần khoan dầu khí, ngành làm về cung cấp các dịch vụ về khoan, đi khoan thuê cho khách hàng, các dịch vụ kỹ thuật của giếng khoan thì đều là những lĩnh vực kỹ thuật thuộc công nghệ cao. Cần nguồn vốn lớn, song đưa lại giá trị gia tăng rất tốt. Nhờ cổ phần hóa, thu hút nguồn vốn xã hội nên Tổng công ty đã đóng được 5 giàn khoan, một giàn khoan đất liền hiện nay đang khoan ở Algeria.
Bốn giàn khoan biển thế hệ mới, trong đó có giàn khoan sử dụng công nghệ mới rất là cao, tự động hóa cao, có thể khoan được khu vực nước sâu. Điểm thứ 2, doanh nghiệp trở nên năng động, chủ động, doanh nghiệp phát huy được ngành dịch vụ thế mạnh của mình, không bị khống chế với những kế hoạch điều hành như trước đây nữa. Vì thế, doanh nghiệp có thể phát triển nguồn lực về con người, chuyên nghiệp hóa hơn. Nhờ có cổ phần hóa và có thể thu hút nguồn lao động chất xám cao, giúp doanh nghiệp có thể đem lại những chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn.
Chúng tôi đang có 5 liên doanh, rất tốt với các đối tác nước ngoài. Hầu hết các đối tác nước ngoài đều là những công ty phục vụ kỹ thuật dầu khí nổi tiếng trên thế giới. Ước đến cuối năm 2011, doanh thu của Tổng công ty có thể đạt được 8.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế trước cổ phần hoá chỉ đạt 53 tỷ đồng, 2011 ước đạt hơn 1.000 tỷ đồng, gấp gần 20 lần, nhìn thấy rất rõ hiệu quả của cổ phần hóa.
Tuy nhiên, hiện nay, chúng tôi chỉ mới cung cấp được 50% tổng nhu cầu khoan, lắp của Việt Nam, 50% còn lại vẫn là do giàn khoan nước ngoài thực hiện. Hiện việc huy động vốn rất khó khăn. Bên cạnh đó, việc giữ chân người lao động giỏi cũng căng thẳng do quy định về lương còn bất cập, lương trả theo năng suất.
Trong khi năng suất của ngành công nghệ cao rất khó xác định. Như ở Việt Nam trả cao từ 3.000 USD/tháng, sang đến các công ty nước ngoài họ trả 5.000-6.000 tỷ đồng/tháng, mà mình vẫn giữ được. Cùng cung cấp dịch vụ nhưng doanh nghiệp trong nước đóng thuế VAT là 10%, doanh nghiệp nước ngoài đóng là 5%. Với những bất cập trên, tôi thấy rằng, nếu vẫn giữ nguyên những quy định trên, các doanh nghiệp cổ phần nói riêng và các doanh nghiệp nhà nước nói chung sẽ bị thiệt thòi ngay trên sân nhà, hạn chế hiệu quả của quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước./.
Thuận-Hạnh (Vietnam+)