Chiều 15/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Giám định tư pháp, đa số ý kiến của các đại biểu Quốc hội đồng tình với việc ban hành luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác giám định.
Một số ý kiến tán thành với những quy định nhằm xã hội hóa công tác giám định tư pháp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Tuy nhiên, tại buổi thảo luận chiều nay, khá nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc chủ trương xã hội hóa đối với lĩnh vực rất nhạy cảm này.
Đại biểu Nguyễn Xuân Phúc (Quảng Nam) và một số đại biểu đồng tình với xu hướng xã hội hoá giám định tư pháp nhằm huy động nguồn lực của xã hội vào công tác này, nhất là đối với các trung tâm nghiên cứu, cơ sở khoa học. Tuy nhiên cần có cơ chế thanh tra, kiểm tra, nhằm bảo đảm chất lượng.
Đại biểu Nguyễn Đức Chung (Hà Nội) cho rằng, việc xã hội hóa giám định tư pháp là phù hợp nhằm làm giảm áp lực công việc cho các hệ thống giám định và tòa án. Kết luận giám định của các tổ chức, đơn vị cũng có giá trị tương đương với các cơ quan giám định nhà nước. Tuy nhiên, đại biểu Chung cho rằng chỉ nên cho phép xã hội hóa giám định tư pháp trong lĩnh vực dân sự, hành chính, kinh tế chứ không nên cho phép đối với lĩnh vực hình sự.
Cho rằng, việc xã hội hóa giám định tư pháp là không khả thi, đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) nêu vấn đề, giám định tư pháp có ý nghĩa quyết định đến việc có hay không bỏ lọt tội phạm. Lĩnh vực này phải đầu tư lớn, cần có đội ngũ vũ trang bảo vệ nên nếu để các tổ chức, đơn vị ngoài nhà nước đảm nhiệm dễ dẫn đến việc thiếu khách quan trong các kết luận giám định do các sức ép bên ngoài.
Liên quan đến chuyển cơ quan giám định tư pháp từ ngành Công an hiện nay sang ngành Y tế nhằm bảo đảm chất lượng chuyên môn. Một số đại biểu đề nghị nên giữ nguyên ở ngành Công an nhằm bảo đảm hiệu quả điều tra.
Các đại biểu Nguyễn Trọng Trường (Bắc Ninh), Trần Ngọc Tăng (Hà Tĩnh) cho rằng, công tác giám định tư pháp liên quan chặt chẽ đến công tác điều tra các vụ án đòi hỏi sự chính xác và tính bí mật cao. Bên cạnh đó, trình độ của cán bộ công an pháp y hiện nay được đào tạo bài bản, đáp ứng yêu cầu công việc. Do vậy, việc giữ nguyên cơ quan giám định tư pháp tại ngành Công an là hợp lý trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, ngành công an và y tế cần có sự phối hợp chặt chẽ, trao đổi nghiệp vụ trong công tác giám định tư pháp.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền nêu quan điểm qua tổng kết thực tiễn, lực lượng kỹ thuật hình sự công an các tỉnh, thành phố làm công tác giám định pháp y đều có kết quả tốt, chưa phát hiện trường hợp nào làm sai. Vì vậy giữ nguyên đội ngũ pháp y trực thuộc công an các tỉnh thành phố là phù hợp.
Cùng với những nội dung nói trên, các đại biểu đề nghị đưa ra tiêu chí cụ thể việc tuyển chọn cán bộ giám định tư pháp, cơ chế đãi ngộ đối với đội ngũ làm công tác giám định tư pháp, các bước thực hiện giám định tư pháp.../.
Một số ý kiến tán thành với những quy định nhằm xã hội hóa công tác giám định tư pháp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Tuy nhiên, tại buổi thảo luận chiều nay, khá nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc chủ trương xã hội hóa đối với lĩnh vực rất nhạy cảm này.
Đại biểu Nguyễn Xuân Phúc (Quảng Nam) và một số đại biểu đồng tình với xu hướng xã hội hoá giám định tư pháp nhằm huy động nguồn lực của xã hội vào công tác này, nhất là đối với các trung tâm nghiên cứu, cơ sở khoa học. Tuy nhiên cần có cơ chế thanh tra, kiểm tra, nhằm bảo đảm chất lượng.
Đại biểu Nguyễn Đức Chung (Hà Nội) cho rằng, việc xã hội hóa giám định tư pháp là phù hợp nhằm làm giảm áp lực công việc cho các hệ thống giám định và tòa án. Kết luận giám định của các tổ chức, đơn vị cũng có giá trị tương đương với các cơ quan giám định nhà nước. Tuy nhiên, đại biểu Chung cho rằng chỉ nên cho phép xã hội hóa giám định tư pháp trong lĩnh vực dân sự, hành chính, kinh tế chứ không nên cho phép đối với lĩnh vực hình sự.
Cho rằng, việc xã hội hóa giám định tư pháp là không khả thi, đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) nêu vấn đề, giám định tư pháp có ý nghĩa quyết định đến việc có hay không bỏ lọt tội phạm. Lĩnh vực này phải đầu tư lớn, cần có đội ngũ vũ trang bảo vệ nên nếu để các tổ chức, đơn vị ngoài nhà nước đảm nhiệm dễ dẫn đến việc thiếu khách quan trong các kết luận giám định do các sức ép bên ngoài.
Liên quan đến chuyển cơ quan giám định tư pháp từ ngành Công an hiện nay sang ngành Y tế nhằm bảo đảm chất lượng chuyên môn. Một số đại biểu đề nghị nên giữ nguyên ở ngành Công an nhằm bảo đảm hiệu quả điều tra.
Các đại biểu Nguyễn Trọng Trường (Bắc Ninh), Trần Ngọc Tăng (Hà Tĩnh) cho rằng, công tác giám định tư pháp liên quan chặt chẽ đến công tác điều tra các vụ án đòi hỏi sự chính xác và tính bí mật cao. Bên cạnh đó, trình độ của cán bộ công an pháp y hiện nay được đào tạo bài bản, đáp ứng yêu cầu công việc. Do vậy, việc giữ nguyên cơ quan giám định tư pháp tại ngành Công an là hợp lý trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, ngành công an và y tế cần có sự phối hợp chặt chẽ, trao đổi nghiệp vụ trong công tác giám định tư pháp.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền nêu quan điểm qua tổng kết thực tiễn, lực lượng kỹ thuật hình sự công an các tỉnh, thành phố làm công tác giám định pháp y đều có kết quả tốt, chưa phát hiện trường hợp nào làm sai. Vì vậy giữ nguyên đội ngũ pháp y trực thuộc công an các tỉnh thành phố là phù hợp.
Cùng với những nội dung nói trên, các đại biểu đề nghị đưa ra tiêu chí cụ thể việc tuyển chọn cán bộ giám định tư pháp, cơ chế đãi ngộ đối với đội ngũ làm công tác giám định tư pháp, các bước thực hiện giám định tư pháp.../.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)