Hàng chục công nhân đang nỗ lực xây lắp từng vị trí cột đã được bàn giao mặt bằng, đảm bảo có thể kéo dây ngay khi công tác đền bù hành lang tuyến hoàn thành. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Công nhân của Sông Đà 11.5 thi công lắp đặt cột VT25 trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái). (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Công nhân Lò Văn Tiến, quê Điện Biên (Công ty CP Sông Đà 11) cho biết đây là một trong những điểm cao thi công nên việc vận chuyển, lắp đặt thiết bị gặp nhiều khó khăn. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Trong những ngày nắng nóng, những người thợ làm việc trên cột khoảng 1 giờ đồng hồ rồi xuống nghỉ để thay ca. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Mỗi tổ lắp cột thường có 12-13 người được chia làm 2 ca. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Để lắp đặt xong một vị trí cột thường mất khoảng từ 4- 6 ngày. Hàng ngày, anh em trong tổ phải dậy sớm đi bộ lên núi mất gần 1 tiếng đồng hồ để làm việc. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Nhiều công nhân đã bám nghề hơn 12 năm nên đã quen với mưa nắng, vất vả. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Giữa cái nóng của ngày hè tháng 7/2022, tại vùng cao Tây Bắc, những người thợ của Công ty Sông Đà 11 đang khẩn trương thi công tuyến đường dây 220kV đấu nối với trạm biến áp 220kV Bắc Quang (Hà Giang). (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Công nhân Lò Văn Quang của Công ty Sông Đà thi công tại vị trí cột số 25. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Cột điện 220kV tuyến đường dây nằm trên một sườn núi của xã Yên Thắng, huyện Lục Yên (Yên Bái), cách chân núi khoảng 1km. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Đường dây 220 kV mạch kép đấu nối Trạm biến áp 220 kV Bắc Quang là công trình trọng điểm của Tập đoàn Điện lực nhằm giải tỏa hết công suất của các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hà Giang lên hệ thống điện quốc gia.(Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Vị trí cột 25 nằm giữa một rừng cây trên sườn núi của huyện Lục Yên (Yên Bái). (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Tuyến đường dây đi qua nhiều nơi có địa hình hiểm trở khó khăn của vùng cao Tây Bắc. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)